Điều 6 Nghị định 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp
Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra.
5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
- Số hiệu: 54/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/05/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 577 đến số 578
- Ngày hiệu lực: 20/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp
- Điều 5. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
- Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp
- Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
- Điều 8. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Điều 13. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Điều 14. Nội dung, đối tượng thanh tra hành chính
- Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính
- Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính
- Điều 17. Đối tượng thanh tra chuyên ngành
- Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư
- Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tư vấn pháp luật
- Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng
- Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản
- Điều 22. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trọng tài thương mại
- Điều 23. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch
- Điều 24. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nuôi con nuôi
- Điều 25. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch
- Điều 26. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chứng thực
- Điều 27. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lý lịch tư pháp
- Điều 28. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật
- Điều 29. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
- Điều 30. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
- Điều 31. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Điều 32. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 33. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật
- Điều 34. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giám định tư pháp
- Điều 35. Nội dung thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 36. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành
- Điều 37. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành
- Điều 38. Thanh tra lại
- Điều 39. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm
- Điều 40. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
- Điều 41. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
- Điều 42. Thanh tra viên ngành Tư pháp
- Điều 43. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp
- Điều 44. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp