Điều 5 Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
Điều 5. Mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra
1. Nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
4. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích việc chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, mô hình kinh doanh có hiệu quả giữa các doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
- Số hiệu: 49/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/05/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 557 đến số 558
- Ngày hiệu lực: 10/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
- Điều 5. Mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 6. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 7. Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 8. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm
- Điều 9. Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
- Điều 10. Thẩm quyền giám sát
- Điều 11. Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp
- Điều 13. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 14. Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 15. Hình thức giám sát
- Điều 16. Giám sát thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 17. Giám sát thông qua việc tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo kết quả giám sát, báo cáo kiểm toán
- Điều 18. Giám sát thông qua việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp
- Điều 19. Báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp
- Điều 20. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 21. Báo cáo kết quả giám sát của chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Xử lý kết quả giám sát
- Điều 23. Trách nhiệm kiểm tra
- Điều 24. Thẩm quyền kiểm tra
- Điều 25. Tổ chức đoàn kiểm tra
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra
- Điều 27. Báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra
- Điều 28. Xử lý kết quả kiểm tra