Chương 3 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
1. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoàn thành các công việc sau:
a) Rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch hiện có.
b) Kiểm tra hiện trạng, lập Biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp không có hồ sơ công trình thì cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan để hoàn thiện hồ sơ với các thông tin chủ yếu gồm: năm đưa vào sử dụng, thời gian sử dụng, giá trị công trình tại thời điểm kiểm tra).
c) Lập phương án giao, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định này. Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị của cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch: 01 bản chính;
Biên bản hiện trạng quản lý công trình cấp nước sạch quy định tại điểm b khoản này: 01 bản chính;
Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý công trình: 01 bản chính;
Giấy tờ có liên quan khác: 01 bản sao.
2. Lập phương án giao, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
a) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch hoàn thành đầu tư xây dựng, mua sắm, tài sản tiếp nhận từ Chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư được xác lập quyền sở hữu toàn dân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa giao cho đối tượng quản lý thì thực hiện việc giao tài sản theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này.
b) Trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại tài sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc lập phương án giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 5 được thực hiện theo quy định tại
Trong thời gian chưa hoàn thành việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại điểm này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có trách nhiệm lập báo cáo đối với tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
3. Thực hiện rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung đã được giao cho đối tượng quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (sau đây gọi là Thông tư số 54/2013/TT-BTC), Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 76/2017/TT-BTC) thì tiếp tục thực hiện theo quyết định giao của cơ quan, người có thẩm quyền; việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung đã giao cho đối tượng quản lý không đúng quy định tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC, Thông tư số 76/2017/TT-BTC hoặc đang tạm giao cho đối tượng quản lý.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung được giao với hình thức nhận nợ theo đúng quy định tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC thì tiếp tục thực hiện theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; sau khi hoàn thành việc hoàn trả số tiền đã nhận nợ với Nhà nước, doanh nghiệp thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
d) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung được giao theo hình thức nhận nợ không đúng quy định tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC.
đ) Việc xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung quy định tại điểm b, điểm d khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này.
4. Thực hiện rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị đã giao cho doanh nghiệp có vốn nhà nước theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị đã giao cho doanh nghiệp có vốn nhà nước theo hình thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị đang tạm giao cho đối tượng quản lý.
d) Việc xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị quy định tại điểm b, điểm c khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 10 Điều này.
5. Trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch lập phương án giao quản lý, khai thác tài sản theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này, trừ trường hợp áp dụng hình thức giao có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước quy định tại khoản 6 Điều này.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này, trừ trường hợp áp dụng hình thức giao có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước quy định tại khoản 10 Điều này.
6. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được xử lý như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp đang quản lý tài sản và có đầu tư tăng thêm vào tài sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành là doanh nghiệp có vốn nhà nước thì được lựa chọn giao theo hình thức tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại
b) Trường hợp doanh nghiệp đang quản lý tài sản và có đầu tư tăng thêm vào tài sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không phải là doanh nghiệp có vốn nhà nước thì thực hiện theo hình thức giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước theo quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
c) Trường hợp doanh nghiệp đang quản lý tài sản là công trình, mạng lưới đường ống xen kẹt, liền kề (sau đây gọi là công trình xen kẹt) trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện việc giao tài sản cho doanh nghiệp đang quản lý theo hình thức quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
7. Trình tự, thủ tục thực hiện việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung cho doanh nghiệp đang quản lý theo hình thức giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước quy định tại khoản 6 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp đang quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung lập 01 bộ hồ sơ đề nghị được giao tài sản, gửi cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch. Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị được giao tài sản theo hình thức có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước (giải trình quá trình được giao hoặc tạm giao quản lý; thực trạng việc quản lý, sử dụng và lý do đề xuất giao theo hình thức có hoàn trả); với doanh nghiệp có vốn nhà nước có thêm ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc lựa chọn hình thức giao tài sản có hoàn trả giá trị): 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị được giao tài sản có hoàn trả (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản): 01 bản chính;
Biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý tài sản; hồ sơ, tài liệu bàn giao, tạm bàn giao tài sản cho doanh nghiệp: 01 bản chính;
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đầu tư tăng thêm vào tài sản (như: văn bản, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, quyết toán): 01 bản sao;
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian quản lý: 01 bản sao;
Hồ sơ liên quan khác: 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ gửi lấy ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan.
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch, cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan có liên quan có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản theo chức năng, nhiệm vụ về việc giao tài sản.
d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quy định tại điểm c khoản này, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có văn bản đề nghị (kèm theo ý kiến của các cơ quan có liên quan) và hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản cho doanh nghiệp đang quản lý theo hình thức giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp phương án giao tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định gồm:
Tên doanh nghiệp được giao tài sản;
Hình thức giao: giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước;
Danh mục tài sản (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản; giá trị đầu tư tăng thêm);
Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
e) Căn cứ Quyết định giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc xác định giá trị hoàn trả và giá trị thanh toán theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều này; doanh nghiệp được giao tài sản tiếp tục vận hành công trình trong thời hạn thực hiện việc thanh toán, bàn giao công trình.
8. Xác định giá trị hoàn trả tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
a) Giá trị hoàn trả tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải đảm bảo phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; không thấp hơn giá trị đánh giá lại của tài sản theo quy định của pháp luật; không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
b) Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá hoặc chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị hoàn trả tài sản gửi Sở Tài chính thẩm định; trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt giá trị hoàn trả tài sản.
c) Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch và doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung ký kết Hợp đồng giao tài sản theo hình thức hoàn trả giá trị. Nội dung chủ yếu của Hợp đồng:
Thông tin của bên giao tài sản (cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch);
Thông tin của bên nhận tài sản theo hình thức hoàn trả (doanh nghiệp được giao tài sản);
Danh mục tài sản (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản; giá trị đầu tư tăng thêm);
Giá trị hoàn trả theo quy định tại điểm b khoản này;
Giá trị thanh toán theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 9 Điều này;
Thời hạn thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều này;
Các nội dung khác.
9. Giá trị thanh toán xác định theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp giá trị tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (trong đó có giá trị đầu tư tăng thêm vào tài sản) hoặc giá trị đầu tư tăng thêm vào tài sản đã được doanh nghiệp xác định, phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được cơ quan chức năng (kiểm toán/thuế) xác nhận và trường hợp doanh nghiệp không có giá trị đầu tư tăng thêm thì số tiền doanh nghiệp phải thanh toán là giá trị hoàn trả được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Trường hợp giá trị tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (trong đó có giá trị đầu tư tăng thêm vào tài sản) hoặc giá trị đầu tư tăng thêm chưa được doanh nghiệp phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh được cơ quan chức năng (kiểm toán/thuế) xác nhận thì số tiền doanh nghiệp phải thanh toán là giá trị hoàn trả được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trừ đi giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư tăng thêm vào tài sản nhưng tối đa không vượt giá trị hoàn trả được phê duyệt.
c) Doanh nghiệp đang quản lý tài sản có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản hoàn trả theo Hợp đồng giao tài sản theo hình thức hoàn trả giá trị trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng.
Trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định tại Hợp đồng mà doanh nghiệp đang quản lý tài sản chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ giá trị hoàn trả thì phải nộp khoản tiền chậm nộp; mức tiền chậm nộp áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng và chứng từ về việc nộp tiền của doanh nghiệp được giao tài sản gửi Cục thuế để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Số tiền chậm nộp (nếu có) là khoản thu của ngân sách địa phương.
d) Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc thanh toán tiền; trên hóa đơn ghi: thu tiền hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước.
đ) Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
e) Việc quản lý, sử dụng số tiền hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước được thực hiện theo quy định tại
10. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được xử lý như sau:
a) Trường hợp khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp đang quản lý tài sản là doanh nghiệp có vốn nhà nước thì được lựa chọn giao theo hình thức tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại
b) Trường hợp khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp đang quản lý tài sản không phải là doanh nghiệp có vốn nhà nước thì thực hiện theo hình thức giao tài sản có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước theo quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
1. Đối với Hợp đồng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Hợp đồng đến hết thời hạn của Hợp đồng ký kết; hết thời hạn của Hợp đồng ký kết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ký kết kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa thực hiện xong thì được tiếp tục thực hiện theo Quyết định đã ký và pháp luật tại thời điểm có Quyết định xử lý; trường hợp chưa có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên phạm vi cả nước và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, quy trình bảo trì, vận hành tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung trên phạm vi cả nước và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quy trình bảo trì, vận hành khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị trên phạm vi cả nước và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
b) Chỉ đạo việc báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thuộc phạm vi quản lý; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này.
c) Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
d) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn để lập phương án khai thác tài sản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp phối hợp, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định này.
e) Chỉ đạo việc vận hành cấp nước sạch thông suốt, liên tục, không bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong thời gian thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản; thực hiện các thủ tục liên quan đến việc khai thác tài sản (bán/giao có hoàn trả giá trị tài sản/cho thuê quyền khai thác/chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác).
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 8 năm 2022.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Số hiệu: 43/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 561 đến số 562
- Ngày hiệu lực: 08/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 5. Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch và phê duyệt phương án khai thác tài sản giao cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch
- Điều 8. Bán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 9. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 10. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 11. Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 12. Tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 13. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch tự vận hành, khai thác tài sản
- Điều 14. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 15. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 16. Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 17. Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 18. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 19. Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 20. Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 21. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 22. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- Điều 23. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch