Hệ thống pháp luật

Điều 5 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

Điều 5. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh

1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa mười hai (12) tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo, hoặc có thông tin sai sự thật.

b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.

c) Không đáp ứng một hoặc một số quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này trong vòng sáu (06) tháng liên tiếp.

d) Bị kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt và các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán.

2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:

a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.

b) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động.

3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động đó trước khi thực hiện.

4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:

a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.

b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

5. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động, chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động, yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm:

a) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d Khoản này.

b) Chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tư sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư.

c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.

d) Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ, thu hồi, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; hướng dẫn việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.

Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

  • Số hiệu: 42/2015/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 05/05/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 551 đến số 552
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH