Điều 22 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ
1. Quyền của thành viên bù trừ:
a) Thành viên bù trừ trực tiếp được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, giao dịch chứng khoán phái sinh của các khách hàng của mình. Thành viên bù trừ chung còn được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của các nhà đầu tư khác, bao gồm giao dịch của thành viên không bù trừ và cả khách hàng của các thành viên đó.
b) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh và trong quá trình duy trì vị thế; được xác định các mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ duy trì tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì tối thiểu theo quy định; được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định pháp luật.
c) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền:
- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, hoặc thành viên bù trừ thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;
- Được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.
d) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại
đ) Trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên quy định tại
2. Nghĩa vụ của thành viên bù trừ:
a) Thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, thay mặt khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
b) Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với các vị thế mở của mình và của khách hàng; đóng góp vào Quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại
c) Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh; thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản để quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng nhà đầu tư và của nhà đầu tư với thành viên bù trừ.
d) Xác định lãi lỗ vị thế, tính toán mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ bổ sung và giá trị tài sản ký quỹ cho từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ kịp thời và đầy đủ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng mức ký quỹ duy trì; hoàn trả phần tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ ban đầu theo yêu cầu của nhà đầu tư; giám sát, quản lý vị thế và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.
đ) Bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, mức bồi thường theo thỏa thuận với nhà đầu tư.
e) Cung cấp cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bản sao hợp đồng ủy thác bù trừ; lưu giữ đầy đủ các chứng từ gốc về bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về vị thế mở của nhà đầu tư, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và các tài liệu liên quan tới hoạt động bù trừ, thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
g) Thanh toán cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam kịp thời, đầy đủ các khoản phí cung cấp dịch vụ và các chi phí khác theo quy định.
h) Thực hiện công bố thông tin và báo cáo theo quy định; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản, số dư tài khoản ký quỹ, sao kê tài khoản ký quỹ cho nhà đầu tư.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
- Số hiệu: 42/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/05/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 5. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 6. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh
- Điều 7. Hủy niêm yết chứng khoán phái sinh
- Điều 8. Quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh
- Điều 9. Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 10. Quyền của sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 11. Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 12. Giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 13. Các biện pháp ổn định thị trường
- Điều 14. Đăng ký thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
- Điều 16. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 17. Thực hiện giao dịch
- Điều 18. Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 19. Quyền của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 20. Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 23. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 24. Đóng góp vào quỹ bù trừ, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của thành viên bù trừ
- Điều 25. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 26. Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 27. Các biện pháp bảo đảm thanh toán
- Điều 28. Cơ chế phòng ngừa rủi ro tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 29. Phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 30. Đối tượng công bố thông tin
- Điều 31. Yêu cầu thực hiện công bố thông tin
- Điều 32. Yêu cầu về báo cáo
- Điều 33. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 34. Hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 35. Hoạt động quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 36. Hoạt động giám sát giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán
- Điều 37. Hoạt động giám sát của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 38. Hoạt động giám sát giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên bù trừ
- Điều 39. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải trình theo yêu cầu
- Điều 40. Quy trình phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan