Chương 1 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
Nghị định này quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
2. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.
b) Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
c) Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
d) Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
3. Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh (gọi tắt là thị trường chứng khoán phái sinh) là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh.
4. Đầu tư chứng khoán phái sinh là việc mua, bán chứng khoán phái sinh niêm yết hoặc thỏa thuận giao dịch hợp đồng chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh.
5. Kinh doanh chứng khoán phái sinh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sau:
a) Môi giới chứng khoán phái sinh.
c) Tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
7. Vị thế một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tính tới thời điểm đó. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh, được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.
8. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán.
9. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm.
10. Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
11. Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch.
12. Giới hạn lệnh tích lũy một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa trên các lệnh giao dịch đang chờ thực hiện có thể đặt từ một tài khoản giao dịch.
13. Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ tự doanh và môi giới chứng khoán phái sinh.
14. Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại và là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được đầu tư chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
15. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoán phái sinh.
16. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
17. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, các khách hàng môi giới của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho các thành viên không bù trừ và khách hàng của các thành viên không bù trừ đó.
18. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và các khách hàng môi giới của mình.
19. Thành viên giao dịch không bù trừ (sau đây gọi tắt là thành viên không bù trừ) là thành viên giao dịch không được làm thành viên bù trừ.
20. Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán là hợp đồng trong đó thành viên không bù trừ ủy thác cho một thành viên bù trừ chung thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và khách hàng của mình.
21. Quỹ bù trừ là quỹ hình thành từ các khoản đóng góp của thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
- Số hiệu: 42/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/05/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 5. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 6. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh
- Điều 7. Hủy niêm yết chứng khoán phái sinh
- Điều 8. Quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh
- Điều 9. Tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 10. Quyền của sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 11. Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán đối với hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 12. Giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 13. Các biện pháp ổn định thị trường
- Điều 14. Đăng ký thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
- Điều 16. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 17. Thực hiện giao dịch
- Điều 18. Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
- Điều 19. Quyền của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 20. Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 23. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 24. Đóng góp vào quỹ bù trừ, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của thành viên bù trừ
- Điều 25. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 26. Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 27. Các biện pháp bảo đảm thanh toán
- Điều 28. Cơ chế phòng ngừa rủi ro tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 29. Phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 30. Đối tượng công bố thông tin
- Điều 31. Yêu cầu thực hiện công bố thông tin
- Điều 32. Yêu cầu về báo cáo
- Điều 33. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 34. Hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 35. Hoạt động quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 36. Hoạt động giám sát giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán
- Điều 37. Hoạt động giám sát của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
- Điều 38. Hoạt động giám sát giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên bù trừ
- Điều 39. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải trình theo yêu cầu
- Điều 40. Quy trình phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan