Chương 5 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH
MỤC 1. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MỚI
Điều 42. Quản lý phát triển đô thị mới
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới thuộc tỉnh.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
Điều 43. Trách nhiệm Ban Quản lý phát triển đô thị mới
Trên cơ sở quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt, Ban Quản lý phát triển đô thị mới có trách nhiệm:
1. Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lập kế hoạch phát triển tổng thể đô thị mới về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình thương mại, công nghiệp và dịch vụ đô thị.
3. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án đảm bảo đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn của đô thị mới.
4. Phối hợp với Bộ, ngành và địa phương có liên quan, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng và không gian, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đô thị; kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị.
Điều 44. Nguyên tắc cải tạo đô thị
1. Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
2. Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
3. Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
4. Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
Điều 45. Trách nhiệm quản lý cải tạo đô thị
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
2. Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị.
3. Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
4. Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện.
Điều 46. Nội dung kế hoạch cải tạo đô thị
Kế hoạch cải tạo đô thị bao gồm nội dung chính sau:
1. Phạm vi, ranh giới khu vực và dự án cải tạo đô thị;
2. Kế hoạch lập quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị.
3. Kế hoạch định cư và di dời;
4. Dự kiến nguồn vốn và tiến độ thực hiện;
5. Tổ chức thực hiện.
Điều 47. Các trường hợp ưu tiên đưa vào kế hoạch cải tạo
1. Khu vực có công trình trong tình trạng hư hỏng, cũ nát có khả năng gây nguy hiểm đến sự an toàn của cộng đồng dân cư.
2. Khu vực có điều kiện và môi trường sống không đảm bảo, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và trật tự xã hội.
3. Khu vực trung tâm, trục không gian chính, cửa ngõ của đô thị cần chỉnh trang.
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và đô thị.
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- Số hiệu: 37/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/04/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 167 đến số 168
- Ngày hiệu lực: 25/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Thời gian lập quy hoạch đô thị
- Điều 3. Bản đồ địa hình phục vụ lập đồ án quy hoạch đô thị
- Điều 4. Quản lý nguồn kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
- Điều 5. Quy định chung điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị
- Điều 6. Điều kiện và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị của cá nhân
- Điều 7. Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị
- Điều 8. Phân hạng chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị
- Điều 9. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
- Điều 10. Điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch đô thị
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
- Điều 14. Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
- Điều 15. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 16. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
- Điều 17. Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn
- Điều 18. Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới
- Điều 19. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu
- Điều 20. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết
- Điều 21. Nguyên tắc lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
- Điều 22. Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị
- Điều 23. Nội dung đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị
- Điều 24. Nội dung đồ án quy hoạch cấp điện đô thị
- Điều 25. Nội dung đồ án quy hoạch chiếu sáng đô thị
- Điều 26. Nội dung đồ án quy hoạch cấp nước đô thị
- Điều 27. Nội dung đồ án quy hoạch thoát nước thải đô thị
- Điều 28. Nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn
- Điều 29. Nội dung đồ án quy hoạch nghĩa trang
- Điều 30. Nội dung đồ án quy hoạch thông tin liên lạc
- Điều 31. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
- Điều 32. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
- Điều 33. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
- Điều 34. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
- Điều 35. Quy định chung về giấy phép quy hoạch
- Điều 36. Trường hợp cấp giấy phép quy hoạch
- Điều 37. Trình tự cấp giấy phép quy hoạch
- Điều 38. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
- Điều 39. Nội dung giấy phép quy hoạch
- Điều 40. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch
- Điều 41. Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch