Điều 6 Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
Điều 6. Xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm
1. Căn cứ phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm;
b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.
Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
- Số hiệu: 33/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 469 đến số 470
- Ngày hiệu lực: 15/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 5. Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
- Điều 6. Xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm
- Điều 7. Khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật
- Điều 8. Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 10. Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
- Điều 11. Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
- Điều 12. Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm
- Điều 13. Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật
- Điều 14. Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 15. Thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
- Điều 16. Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra
- Điều 17. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
- Điều 18. Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
- Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Điều 20. Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
- Điều 21. Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
- Điều 22. Trình tự, thủ tục theo dõi
- Điều 23. Trình tự, thủ tục đôn đốc
- Điều 24. Trình tự, thủ tục kiểm tra