CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
Nghị định này quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý nhà nước; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
2. Cơ quan thanh tra nhà nước; thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
3. Đối tượng thanh tra; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.
2. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
4. Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 4. Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:
a) Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;
b) Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;
c) Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;
d) Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.
2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
3. Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.
4. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra được quy định tại Điều này và
Điều 5. Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;
b) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
3. Chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày ban hành, văn bản xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế được quy định tại Khoản 1 Điều này phải được gửi cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
Điều 6. Xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm
1. Căn cứ phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm;
b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.
Điều 7. Khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
b) Trong phạm vi trách nhiệm của mình, kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, ban hành hoặc hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN BAN HÀNH KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 8. Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra
a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định này.
Mục 3. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 10. Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
1. Sau khi nhận được kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm:
a) Thực hiện và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác định rõ tại kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Trường hợp kết luận thanh tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức phải lập Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra.
Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra phải được gửi đến cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
a) Kịp thời chỉ đạo, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đôn đốc đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Bảo đảm điều kiện, thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
đ) Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
1. Tuân thủ đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn các quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra.
2. Kịp thời tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, kinh tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp quản lý theo thẩm quyền để thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
a) Tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm;
b) Ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm;
c) Yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
a) Kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.
2. Nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
a) Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
c) Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết;
d) Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
Điều 15. Thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra hoặc văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, căn cứ nội dung kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
3. Áp dụng biện pháp theo thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra.
Điều 16. Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra
1. Căn cứ nội dung kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
a) Kịp thời xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế;
b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm;
c) Áp dụng biện pháp buộc đối tượng thanh tra khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
d) Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật khác có liên quan.
THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 17. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
Điều 18. Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
4. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 20. Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Điều 21. Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
1. Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
b) Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;
c) Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện;
c) Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra gồm:
a) Các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện;
d) Nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
đ) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
e) Trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Điều 22. Trình tự, thủ tục theo dõi
2. Hoạt động theo dõi được tiến hành thông qua việc yêu cầu đối tượng theo dõi báo cáo tình hình thực hiện kết luận thanh tra và cung cấp tài liệu chứng minh. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phân công người trực tiếp làm việc với đối tượng theo dõi để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận thanh tra.
5. Kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng theo dõi và công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trình tự, thủ tục đôn đốc
a) Trường hợp gửi văn bản đôn đốc, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất văn bản đôn đốc trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
b) Trường hợp làm việc trực tiếp, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất kế hoạch làm việc và văn bản thông báo trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
4. Kết quả và việc xử lý kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng đôn đốc và công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Trình tự, thủ tục kiểm tra
a) Hết thời hạn phải thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra mà đối tượng đôn đốc không hoàn thành việc thực hiện;
b) Đối tượng đôn đốc không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật;
c) Quá trình theo dõi, đôn đốc phát hiện đối tượng theo dõi, đôn đốc có dấu hiệu tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác, cản trở hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Việc kiểm tra được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ: Căn cứ ra quyết định; đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra; người được giao nhiệm vụ kiểm tra. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thì người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra việc thực hiện nhiều kết luận thanh tra tối đa là 10 ngày tính từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.
a) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra;
b) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra;
d) Quyết định thanh tra lại hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thanh tra lại theo quy định của pháp luật về thanh tra nếu phát hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Báo cáo và đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý trường hợp có căn cứ xác định đối tượng kiểm tra không có khả năng thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
6. Kết quả và việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2015.
2. Bãi bỏ Điều 56 và Điều 57 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1Thông tư 02/2010/TT-TTCP quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Thông tư 02/2010/TT-TTCP quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Luật thanh tra 2010
- 4Thông tư 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
- Số hiệu: 33/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/03/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 10/04/2015
- Số công báo: Từ số 469 đến số 470
- Ngày hiệu lực: 15/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực