Điều 2 Nghị định 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
2. Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
3. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
4. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung của cụm công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, phòng cháy, chữa cháy, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.
5. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp; cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của cụm công nghiệp dành cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp là tỷ lệ % của diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của cụm công nghiệp.
8. Phương án phát triển cụm công nghiệp là việc sắp xếp, phân bố không gian phát triển các cụm công nghiệp hợp lý gắn với các chính sách, giải pháp quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) trong từng thời kỳ trên cơ sở bảo vệ môi trường, tiết kiệm, hiệu quả sử dụng đất, nước và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương. Phương án phát triển cụm công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh, được xây dựng, tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo pháp luật quy hoạch.
9. Quyết định thành lập, Quyết định mở rộng cụm công nghiệp là văn bản của cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thông tin pháp lý của cụm công nghiệp, làm căn cứ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và áp dụng chính sách, quy định của Nhà nước đối với cụm công nghiệp.
10. Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp gồm thông tin về phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, cả nước.
Nghị định 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- Số hiệu: 32/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp
- Điều 4. Phương án phát triển cụm công nghiệp
- Điều 5. Xây dựng, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh
- Điều 6. Điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp
- Điều 7. Xây dựng, tích hợp điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp vào điều chỉnh quy hoạch tỉnh
- Điều 8. Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
- Điều 10. Trình tự thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
- Điều 11. Nội dung thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
- Điều 12. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
- Điều 13. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Điều 14. Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp
- Điều 15. Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp
- Điều 16. Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Điều 17. Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích
- Điều 18. Quyền của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Điều 19. Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Điều 20. Tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
- Điều 21. Thuê đất, cấp giấy phép xây dựng trong cụm công nghiệp
- Điều 22. Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
- Điều 23. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
- Điều 24. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
- Điều 25. Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
- Điều 26. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Điều 27. Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
- Điều 29. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về cụm công nghiệp
- Điều 30. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 31. Quyền hạn, trách nhiệm của các bộ khác có liên quan
- Điều 32. Quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 33. Quyền hạn, trách nhiệm của Sở Công Thương
- Điều 34. Quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện