Chương 9 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
CHI PHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
2. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này;
b) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án;
c) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án;
d) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo.
3. Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án;
b) Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau: chi phí đánh giá ban đầu: 2%; chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%; chi phí đánh giá kết thúc: 3%; chi phí đánh giá đột xuất: 3%.
Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại Nghị định này sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và quy định tại Nghị định này.
Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
1. Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định;
e) Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ;
g) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.
3. Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án;
g) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
4. Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư;
g) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
h) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
5. Chi phí cho việc vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại
6. Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Chi phí mua văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
c) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị về giám sát đầu tư của cộng đồng;
d) Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng;
đ) Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
1. Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư dự án đầu tư công thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư.
2. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác: Nhà đầu tư tự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá đầu tư theo tính chất quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án.
4. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
a) Hằng năm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát, đánh giá đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi theo quy định tại
b) Việc quản lý chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuê tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư thì việc quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho tư vấn đánh giá chương trình, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đối với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.
5. Quản lý, sử dụng chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và do ngân sách cấp xã đảm bảo. Mức kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã bố trí phù hợp với kế hoạch hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 10 triệu đồng/năm cho một xã.
Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã;
b) Chi phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo.
6. Việc lập dự toán chi phí giám sát và đánh giá đầu tư và quản lý chi phí giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
- Số hiệu: 29/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 26/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia
- Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia
- Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
- Điều 14. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 16. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án
- Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư
- Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 28. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 29. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư
- Điều 30. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 33. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 34. Nội dung thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
- Điều 45. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
- Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
- Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Đánh giá dự án PPP
- Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư