Chương 5 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
Điều 35. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trình cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình cơ quan chủ quản của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại
5. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày có kết quả thẩm tra chính thức của tư vấn thẩm tra.
6. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
7. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 36. Nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án
1. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Sự cần thiết phải đầu tư dự án;
c) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Đánh giá về việc phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô dự án; hình thức đầu tư; phân tích các điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư dự án;
đ) Đánh giá về nhu cầu sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
e) Đánh giá về thời gian, tiến độ thực hiện, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; phân kỳ đầu tư;
g) Đánh giá về nguồn nguyên liệu; máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
h) Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
i) Đánh giá về tổng mức đầu tư: căn cứ xác định và mức độ chính xác về tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của các phương án huy động vốn; khả năng huy động vốn theo tiến độ đầu tư; khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
k) Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
l) Đánh giá về hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội của dự án; tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững;
m) Phân tích rủi ro; đào tạo nguồn nhân lực (nếu có);
n) Đánh giá phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, định cư (nếu có);
o) Đánh giá về việc tổ chức quản lý dự án, bao gồm: xác định chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án: mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:
a) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
b) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
c) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
d) Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
d) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;
e) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN PPP
Điều 37. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ cơ quan có thẩm quyền trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
5. Hồ sơ Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 38. Nội dung thẩm định phê duyệt dự án
1. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Sự cần thiết đầu tư;
c) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
đ) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật chính và các Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
e) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
g) Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
i) Đánh giá về việc xác định tổng mức đầu tư;
k) Đánh giá về việc xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
l) Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
m) Đánh giá hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
n) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
o) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
p) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước;
q) Đánh giá về hình thức quản lý dự án;
r) Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
s) Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:
a) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
b) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
c) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
d) Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
đ) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;
e) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 39. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của chủ đầu tư, gồm:
a) Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ dự án điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại
6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
7. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
8. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 40. Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án
Các nội dung Điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định theo quy định tại
Mục 4. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN PPP
Điều 41. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án của cơ quan có thẩm quyền, gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định điều chỉnh dự án;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
e) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
5. Hồ sơ Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 42. Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định theo quy định tại
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
- Số hiệu: 29/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 26/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia
- Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia
- Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
- Điều 14. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 16. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án
- Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư
- Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 28. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 29. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư
- Điều 30. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 33. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 34. Nội dung thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
- Điều 45. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
- Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
- Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Đánh giá dự án PPP
- Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư