Mục 1 Chương 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hồ sơ trình thẩm định nội bộ gồm;
a) Tờ trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư gửi 15 bộ hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản của mình hoặc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư để tổ chức thẩm định nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công. Thời gian thẩm định nội bộ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định nội bộ;
c) Báo cáo thẩm định nội bộ;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra.
Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Tờ trình Chính phủ của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
3. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư công gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
2. Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia.
3. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
4. Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư.
5. Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có); đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
6. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
7. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.
8. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: căn cứ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.
10. Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.
11. Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).
12. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
13. Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án.
14. Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
- Số hiệu: 29/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 26/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia
- Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia
- Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
- Điều 14. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 16. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án
- Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư
- Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 28. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 29. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư
- Điều 30. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 33. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 34. Nội dung thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
- Điều 45. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
- Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
- Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Đánh giá dự án PPP
- Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư