Chương 6 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục 1. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
1. Chủ chương trình, chủ dự án thành phần thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư chương trình đầu tư công theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện theo dõi, kiểm tra chương trình thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh chương trình làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra chương trình thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình quyết định tổ chức kiểm tra chương trình theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
Chủ chương trình tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện chương trình và báo cáo nội dung sau:
1. Việc quản lý thực hiện chương trình: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình.
2. Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
4. Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần.
5. Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần thuộc chương trình theo quy định;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình;
c) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
d) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
d) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần;
b) Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
1. Nội dung theo dõi:
a) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý;
b) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án thành phần thuộc chương trình;
b) Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư;
c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của chủ đầu tư.
Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần theo quy định;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
c) Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
d) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thuộc chương trình và quyết định điều chỉnh dự án thuộc chương trình (nếu có);
b) Việc quản lý và thực hiện chương trình của cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ dự án thành phần;
c) Việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
Việc giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công thực hiện theo quy định tại Mục 2, 3, 4 và 5 Chương này.
Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công
1. Đánh giá chương trình đầu tư công được thực hiện như sau:
a) Chương trình đầu tư công phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc đánh giá đột xuất chương trình khi cần thiết.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá chương trình đầu tư công:
a) Chủ chương trình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan chủ quản tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất chương trình thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công:
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công: phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công: sự phù hợp của chương trình với mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi và chính sách phát triển của nhà tài trợ (nếu có); mức độ đạt được mục tiêu đầu tư chương trình theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của chương trình so với các chỉ số khai thác, vận hành của chương trình đã được phê duyệt; các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên,...); các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Mục 2. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau:
a) Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
c) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;
d) Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;
đ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
e) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Chủ sử dụng tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án và báo cáo nội dung sau:
a) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;
b) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
c) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, chủ sử dụng;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; giải ngàn, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
d) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư, chủ sử dụng;
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc chấp hành quy định về: giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường;
b) Việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
c) Tiến độ thực hiện dự án;
d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;
d) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.
Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng theo quy định;
c) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
d) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng;
e) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc chấp hành quy định về đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư;
b) Việc quản lý thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
c) Tiến độ thực hiện dự án;
d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.
Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể giao cho chủ sử dụng hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện đánh giá tác động dự án do mình quyết định đầu tư;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Mục 3. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN PPP
Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án
1. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung được phê duyệt và hợp đồng dự án.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo các nội dung sau:
a) Tiến độ thực hiện hợp đồng dự án theo các mốc thời gian;
b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc;
c) Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay);
d) Doanh thu thực tế của dự án; giá trị phần doanh thu tăng mà doanh nghiệp dự án chia sẻ với nhà nước (nếu có); giá trị phần doanh thu giảm mà Nhà nước đã hoặc dự kiến thanh toán cho doanh nghiệp dự án (nếu có);
đ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
e) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo nội dung sau:
a) Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Dự báo về các chi phí phát sinh cho phía Nhà nước trong giai đoạn 03, 05 năm tới kể từ năm báo cáo;
d) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
đ) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án.
2. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
1. Theo dõi, kiểm tra việc công bố dự án.
2. Tổng hợp tình hình thực hiện lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.
3. Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
4. Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.
5. Theo dõi, kiểm tra các nội dung khác theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án PPP theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác theo quy định của pháp luật về PPP phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phê duyệt dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền phê duyệt dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên;
b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau;
1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án.
2. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay); giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý.
3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
4. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
5. Việc thực hiện các nội dung quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và quyết định đầu tư Dự án.
6. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
7. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).
8. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý.
Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; giải ngân, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
d) Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
đ) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung khác quy định tại quyết định đầu tư dự án;
e) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư;
g) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc chấp hành quy định về: giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản (nếu có);
b) Việc quản lý thực hiện dự án;
c) Tiến độ thực hiện dự án;
d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổng hợp tình hình thực hiện dự án và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện dự án và kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư dự án của nhà đầu tư.
Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;
c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án;
d) Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
đ) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung khác quy định tại quyết định đầu tư dự án.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Việc thực hiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Tiến độ thực hiện dự án;
c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);
d) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo các nội dung sau:
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
c) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất;
b) Việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản (nếu có);
c) Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất;
d) Việc áp dụng và chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án.
Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá dự án áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
Mục 5. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC
Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung sau:
1. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.
2. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định).
3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
4. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
5. Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
6. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
7. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).
Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;
c) Tổng hợp tình hình khai thác, vận hành dự án;
d) Tổng hợp tình hình thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản của dự án;
đ) Việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế;
e) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
a) Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Tiến độ thực hiện dự án, gồm tiến độ thực hiện vốn đầu tư, trong đó có vốn vay và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án;
c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);
d) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Các nội dung quy định tại
2. Nội dung kiểm tra:
a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch;
b) Việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư theo các quy định của pháp luật;
c) Quy định ưu đãi đối với dự án đầu tư;
d) Việc giám sát, đánh giá và hỗ trợ đầu tư sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
đ) Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
e) Các nội dung quy định tại
Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác theo các nội dung quy định tại
Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư phải đánh giá kết thúc;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất và đánh giá tác động khi cần thiết.
2. Nội dung đánh giá kết thúc:
a) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án;
b) Đề xuất và kiến nghị.
3. Nội dung đánh giá tác động:
a) Thực trạng việc khai thác, vận hành dự án;
b) Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
c) Đề xuất và kiến nghị.
4. Nội dung đánh giá đột xuất:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công, việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
d) Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;
đ) Đề xuất và kiến nghị.
Mục 6. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung sau:
1. Việc thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
2. Tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án, việc huy động và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, việc huy động và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có).
3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài để thực hiện dự án; việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, giữ lại lợi nhuận để đầu tư dự án mới, chuyển lợi nhuận về nước; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; tình hình sử dụng lao động Việt Nam.
4. Việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
5. Việc đảm bảo các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản.
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Nhà nước đúng quy định;
c) Tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài để thực hiện dự án, việc chuyển lợi nhuận về nước;
d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Tiến độ thực hiện dự án;
b) Việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài;
c) Việc thực hiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
d) Việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước, giám sát và đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài;
đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
1. Nội dung theo dõi:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài;
c) Tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Tiến độ thực hiện dự án;
b) Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và quy định khác của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài;
c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung sau:
1. Nội dung theo dõi:
a) Theo dõi tình hình thực hiện dự án trong phạm vi, lĩnh vực quản lý: Tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện các mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, việc huy động và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có);
b) Tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong phạm vi, lĩnh vực quản lý;
c) Việc đảm bảo điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản;
d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước và quy định pháp luật khác liên quan đến đầu tư ra nước ngoài;
b) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá kết thúc;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất khi cần thiết.
2. Nội dung đánh giá kết thúc:
a) Đánh giá kết quả thực hiện dự án so với quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: kết quả thực hiện mục tiêu của dự án; nguồn lực đã huy động; tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế của dự án;
b) Đề xuất và kiến nghị.
3. Nội dung đánh giá đột xuất:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
c) Xác định phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
d) Ảnh hưởng của phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;
đ) Đề xuất và kiến nghị.
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
- Số hiệu: 29/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 26/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
- Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia
- Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia
- Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
- Điều 14. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 16. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 17. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
- Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án
- Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư
- Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
- Điều 28. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 29. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư
- Điều 30. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 33. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Điều 34. Nội dung thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
- Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình
- Điều 45. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
- Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án
- Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Đánh giá dự án PPP
- Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư