Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- Số hiệu: 29/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 397 đến số 398
- Ngày hiệu lực: 01/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 4. Nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 5. Các trường hợp chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 6. Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 7. Đề án chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 8. Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 9. Điều kiện của người tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 10. Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng
- Điều 11. Chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi
- Điều 12. Xử lý tài sản của Phòng công chứng được chuyển đổi
- Điều 13. Hợp nhất Văn phòng công chứng
- Điều 14. Sáp nhập Văn phòng công chứng
- Điều 15. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
- Điều 16. Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Điều 17. Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
- Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
- Điều 19. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
- Điều 20. Phạm vi bảo hiểm
- Điều 21. Điều kiện bảo hiểm
- Điều 22. Phí bảo hiểm
- Điều 23. Hội công chứng viên
- Điều 24. Thành lập Hội công chứng viên
- Điều 25. Các cơ quan của Hội công chứng viên
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên