
- 1 Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 06/2018/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 64/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định về tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 107/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 97/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật Các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Nghị định này quy định các nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước.
4. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân có liên quan đến công tác quản lý ngân quỹ nhà nước.
1. Chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước là các quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm các quy định về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước (nghiệp vụ về tổ chức thanh toán, dự báo luồng tiền và xây dựng phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước để quản lý tập trung, thống nhất mọi nguồn thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý rủi ro; quản lý thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước); nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.
2. An toàn về khả năng thanh Khoản là việc các Khoản ngân quỹ nhà nước đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước tại mọi thời Điểm.
3. An toàn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi là việc các Khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng đúng Mục đích theo quy định và có khả năng được thu hồi đầy đủ khi đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi).
4. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi là phần ngân quỹ chênh lệch dương giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước đầu kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước cuối kỳ.
5. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là phần chênh lệch âm giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước cuối kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước đầu kỳ (nếu có).
6. Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước là hoạt động nhận dạng các loại rủi ro, đánh giá rủi ro và áp dụng các phương pháp phòng ngừa đối với các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước.
7. Hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước là mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa đối với từng lĩnh vực cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.
8. Tài Khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước là hệ thống các tài Khoản thanh toán, bao gồm: tài Khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại các hệ thống ngân hàng thương mại.
9. Dự báo luồng tiền là việc tổng hợp, xác định số dự kiến thu, dự kiến chi và chênh lệch số dự kiến thu, chi ngân quỹ nhà nước theo tháng, quý và năm.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
2. Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC
Điều 5. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước
1. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
2. Định kỳ, trước ngày 20 tháng cuối quý, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý sau; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng đầu tiên của quý sau.
Đối với phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 12 năm trước; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 của năm sau.
1. Dự báo thu ngân quỹ nhà nước bao gồm: Dự báo thu và vay của ngân sách nhà nước; dự báo thu của các đơn vị giao dịch có tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước phát sinh trong kỳ dự báo; các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi đến hạn thu hồi.
2. Dự báo chi ngân quỹ nhà nước bao gồm: Dự báo chi và trả nợ vay của ngân sách nhà nước; dự báo chi của các đơn vị giao dịch có tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước phát sinh trong kỳ dự báo; các Khoản phải trả nợ vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt đến hạn phải trả.
3. Xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong kỳ dự báo.
Điều 7. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
2. Thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi:
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi:
Điều 8. Biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau:
3. Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó:
4. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
2. Kho bạc Nhà nước đánh giá rủi ro nhằm:
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro:
4. Kho bạc Nhà nước triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu và phòng ngừa đối với các rủi ro trong quản lý ngân quỹ nhà nước, cụ thể:
Điều 10. Tài Khoản thanh toán tập trung
1. Tài Khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước, bao gồm:
2. Các tài Khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại được sử dụng để thu, chi ngân quỹ nhà nước và thực hiện các giao dịch về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt.
3. Cuối ngày, số phát sinh thu, chi trên các tài Khoản thanh toán của các Kho bạc Nhà nước địa phương được tập trung về tài Khoản thanh toán tổng hợp của Kho bạc Nhà nước, cụ thể:
4. Số dư cuối ngày tài Khoản thanh toán tập trung của Kho bạc Nhà nước:
Điều 11. Mở tài Khoản, trả lãi và thu phí
1. Các đối tượng mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước, bao gồm:
2. Việc trả lãi cho các đối tượng mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau:
Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời Điểm tính lãi.
3. Việc thu phí thanh toán đối với các đối tượng mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau:
Mức phí thanh toán được thực hiện theo mức phí mà ngân hàng thu đối với Kho bạc Nhà nước tại thời Điểm tính phí.
Điều 12. Thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các Khoản thu từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
2. Các Khoản chi cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
2. Phê duyệt phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước.
3. Quyết định sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại
4. Tổ chức chỉ đạo, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp thông tin kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Mở tài Khoản cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Nghị định này; đồng thời, thực hiện đầy đủ các lệnh thanh toán hợp lệ của Kho bạc Nhà nước.
2. Thực hiện trả lãi đối với số dư tài Khoản của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và thu phí đối với các giao dịch thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành và địa phương
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm chế độ cung cấp, gửi thông tin, số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước và thu, chi của các đơn vị giao dịch có tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước quy định tại
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
1. Ban hành các quy trình nghiệp vụ và triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước.
2. Trực tiếp quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
3. Quyết định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi và biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ; vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các hoạt động khác có liên quan để việc quản lý ngân quỹ nhà nước được an toàn, có hiệu quả.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ngân hàng thương mại
1. Mở tài Khoản cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Nghị định này.
2. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thực hiện các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước để tập trung nhanh các Khoản thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các Khoản chi ngân quỹ nhà nước; thực hiện trả lãi đối với số dư tài Khoản của Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định này và thu phí thanh toán đối với Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước
1. Các đơn vị giao dịch chịu trách nhiệm cung cấp và gửi đầy đủ, kịp thời cho Kho bạc Nhà nước các thông tin, số liệu theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ cho việc dự báo luồng tiền.
2. Các đơn vị giao dịch được yêu cầu Kho bạc Nhà nước đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán chi trả theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
Điều 19. Hiệu lực và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định về tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 64/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 06/2018/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 314/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 56/2016/TT-BTC quy định sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 3667/BTC-HCSN năm 2016 thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 01/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Công văn 700/BTP-KHTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 10 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 12 Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 13 Luật Quản lý nợ công 2009
- 1 Thông tư 56/2016/TT-BTC quy định sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn 3667/BTC-HCSN năm 2016 thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 01/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 700/BTP-KHTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành