Điều 43 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại địa phương;
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao đổi thông tin;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức hành nghề công chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g của Khoản này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chứng thực;
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản này và thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định này. Trưởng Phòng Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định này;
b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về chứng thực;
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
e) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Số hiệu: 23/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/02/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 357 đến số 358
- Ngày hiệu lực: 10/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
- Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao
- Điều 7. Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
- Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực
- Điều 9. Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực
- Điều 10. Địa điểm chứng thực
- Điều 11. Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Điều 12. Lời chứng
- Điều 13. Sổ chứng thực và số chứng thực
- Điều 14. Chế độ lưu trữ
- Điều 15. Lệ phí chứng thực, chi phí khác
- Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
- Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
- Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính
- Điều 19. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính
- Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
- Điều 21. Gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính
- Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
- Điều 23. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký
- Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký
- Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký
- Điều 26. Áp dụng trong trường hợp đặc biệt
- Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch
- Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật
- Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu
- Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch
- Điều 31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch
- Điều 32. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch
- Điều 33. Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch
- Điều 34. Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Điều 35. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch và người thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Điều 37. Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Điều 38. Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
- Điều 39. Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
- Điều 40. Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về chứng thực
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực
- Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực
- Điều 44. Xử lý vi phạm
- Điều 45. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo