Điều 5 Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Điều 5. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi là cơ quan rà soát) có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo; phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ Tư pháp.
2. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề, thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Trưởng phòng pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
3. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản trong trường hợp có sự điều chỉnh địa giới hành chính
a) Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước khi được chia ban hành.
b) Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính trước khi được sáp nhập ban hành.
Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Số hiệu: 16/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/02/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 6. Kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, công dân và trách nhiệm của cơ quan rà soát khi nhận được kiến nghị
- Điều 7. Nguồn văn bản để rà soát, hệ thống hóa
- Điều 8. Sử dụng kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 9. Rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
- Điều 10. Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 11. Căn cứ rà soát văn bản
- Điều 12. Nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 13. Trình tự, thủ tục rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 14. Xử lý kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 15. Nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 16. Trình tự, thủ tục rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 17. Xử lý kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 18. Hồ sơ rà soát văn bản
- Điều 19. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
- Điều 20. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- Điều 21. Xử lý văn bản trong trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật tại thời điểm văn bản được ban hành
- Điều 22. Phương thức hệ thống hóa văn bản
- Điều 23. Nội dung hệ thống hóa văn bản
- Điều 24. Kế hoạch hệ thống hóa văn bản
- Điều 25. Trình tự, thủ tục hệ thống hóa văn bản
- Điều 26. Tiêu chí sắp xếp văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực
- Điều 27. Hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 31. Các điều kiện bảo đảm đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 32. Biên chế thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 33. Kinh phí bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 34. Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 35. Cơ sở dữ liệu rà soát, hệ thống hóa văn bản