Điều 19 Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Điều 19. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
2. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế.
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
c) Trường hợp ban hành văn bản chỉ có nội dung bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản được rà soát thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại
Văn bản bãi bỏ văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát. Văn bản bãi bỏ văn bản ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có).
3. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Số hiệu: 16/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/02/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 6. Kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, công dân và trách nhiệm của cơ quan rà soát khi nhận được kiến nghị
- Điều 7. Nguồn văn bản để rà soát, hệ thống hóa
- Điều 8. Sử dụng kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 9. Rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
- Điều 10. Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 11. Căn cứ rà soát văn bản
- Điều 12. Nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 13. Trình tự, thủ tục rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 14. Xử lý kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 15. Nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 16. Trình tự, thủ tục rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 17. Xử lý kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 18. Hồ sơ rà soát văn bản
- Điều 19. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
- Điều 20. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- Điều 21. Xử lý văn bản trong trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật tại thời điểm văn bản được ban hành
- Điều 22. Phương thức hệ thống hóa văn bản
- Điều 23. Nội dung hệ thống hóa văn bản
- Điều 24. Kế hoạch hệ thống hóa văn bản
- Điều 25. Trình tự, thủ tục hệ thống hóa văn bản
- Điều 26. Tiêu chí sắp xếp văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực
- Điều 27. Hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 31. Các điều kiện bảo đảm đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 32. Biên chế thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 33. Kinh phí bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 34. Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 35. Cơ sở dữ liệu rà soát, hệ thống hóa văn bản