Chương 3 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
1. Ra lệnh nhập, xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật. Nội dung lệnh phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, tài liệu, đồ vật; lý do, thời gian nhập, xuất, có chữ ký của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng hoặc cấp trưởng, cấp phó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đóng dấu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; họ và tên, chức vụ của người giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật.
2. Phối hợp cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật: nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật; khi có yêu cầu về niêm phong vật chứng, tài liệu, đồ vật bị bong, rách niêm phong và kịp thời xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật bị hư hỏng theo quy định.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc, quyết định nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật sau khi thu thập được vật chứng, tài liệu, đồ vật phải có trách nhiệm vận chuyển, bàn giao kịp thời cho cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật từ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp tục bảo quản theo quy định;
b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đơn vị đã đề nghị ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật;
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đơn vị đã ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật nếu phải tiếp tục bảo quản hoặc phải ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đề tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật thuộc chuyên ngành.
6. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát có thẩm quyền thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, đồng thời vận chuyển, bàn giao vật chứng tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án có thẩm quyền xét xử. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng theo thẩm quyền.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc, khi ra quyết định liên quan trực tiếp đến vật chứng, tài liệu, đồ vật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để phối hợp, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
8. Định kỳ 06 tháng, năm phối hợp với cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật rà soát, thống kê vật chứng, tài liệu, đồ vật hiện đang bảo quản tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
1. Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng pháp luật về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
3. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, nguồn nhân lực trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; tổ chức bảo vệ an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật 24/24 giờ hằng ngày.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức di chuyển khẩn cấp vật chứng, tài liệu, đồ vật trong kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai, cháy, nổ hoặc có nguy cơ mất an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
5. Đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân đóng quân trên địa bàn hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong trường hợp cần thiết.
6. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khắc phục, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật có dấu hiệu hư hỏng, nguy cơ hư hỏng, bong, rách niêm phong hoặc đe dọa đến sự an toàn của kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, ảnh hưởng xấu hoặc gây thiệt hại đến con người, tài sản, môi trường.
7. Thông báo kịp thời cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trên địa bàn có kho vật chứng và tài liệu, đồ vật và cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra lệnh hoặc quyết định nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong các trường hợp vật chứng, tài liệu, đồ vật bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt để phối hợp xử lý, giải quyết.
8. Định kỳ 06 tháng, năm có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rà soát, thống kê và xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật theo quy định của pháp luật.
9. Sơ kết, tổng kết công tác quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
1. Tổ chức thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
2. Chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tiến hành các hoạt động quản lý khác đối với việc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
3. Phân công thủ kho, cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo lệnh hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Xác định tình trạng vật chứng, tài liệu, đồ vật bị hư hỏng, bong, rách niêm phong hoặc đe dọa đến sự an toàn của kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp giải quyết.
5. Phê duyệt kế hoạch, phương án bảo vệ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
1. Thủ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật:
a) Tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo lệnh hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật khi phát hiện vật chứng, tài liệu, đồ vật bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, nguy cơ hư hỏng hoặc đe dọa an toàn của kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, ảnh hưởng đến con người, tài sản, môi trường và chứng kiến việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường (nếu có);
c) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật về tình trạng kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; kiến nghị, đề xuất mở rộng, nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; đề xuất trang cấp các thiết bị, phương tiện phục vụ việc tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật;
d) Định kỳ 06 tháng, năm tiến hành kiểm kê kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
đ) Xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ, phương án phòng cháy, chữa cháy hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cán bộ quản lý, nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong việc tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật; kiểm kê, bảo vệ an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Số hiệu: 142/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/10/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Kinh phí
- Điều 6. Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân
- Điều 7. Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Quân đội nhân dân
- Điều 8. Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 9. Điều kiện kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật
- Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ kho, cán bộ quản lý, nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- Điều 14. Quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật
- Điều 15. Bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật
- Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 22. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương