Điều 19 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Điều 19. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trường hợp có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ người.
2. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ;
d) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);
đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
e) Thời hạn tạm giữ (tạm giữ trong thời gian bao lâu; bắt đầu từ thời điểm nào); nơi tạm giữ;
g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
3. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.
Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Số hiệu: 142/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
- Điều 4. Kinh phí bảo đảm
- Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 6. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
- Điều 16. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 17. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 18. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 19. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
- Điều 20. Kéo dài thời gian tạm giữ
- Điều 21. Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- Điều 22. Nơi tạm giữ
- Điều 23. Thông báo quyết định tạm giữ
- Điều 24. Tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- Điều 25. Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- Điều 26. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
- Điều 28. Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
- Điều 29. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
- Điều 30. Áp giải người vi phạm
- Điều 31. Thực hiện việc áp giải
- Điều 32. Thủ tục áp giải
- Điều 33. Giao, nhận người bị áp giải
- Điều 34. Biên bản giao, nhận người bị áp giải
- Điều 35. Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 43. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan