Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
Nghị định này quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến; việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai, chế độ, chính sách và kinh phí bảo đảm cho binh sĩ dự bị hạng hai.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến; việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
Điều 3. Ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân
1. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
a) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;
b) Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;
c) Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;
d) Tài chính;
đ) Kế toán;
e) Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;
g) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;
h) Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;
i) Y, Dược: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng - Hàm - Mặt.
2. Trình độ cao đẳng, đại học
a) Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;
b) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
c) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;
d) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á;
đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;
e) Tài chính;
g) Kế toán;
h) Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;
i) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng;
k) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
l) Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
m) Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng - Hàm - Mặt; Kỹ thuật phục hình răng.
3. Trình độ trung cấp
a) Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Lập trình/Phân tích hệ thống; Thiết kế và quản lý Website; Hệ thống thông tin văn phòng; tin học ứng dụng;
b) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;
c) Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học;
d) Tài chính - Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;
đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin;
e) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;
g) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;
h) Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.
Điều 4. Sắp xếp, quản lý công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên và căn cứ danh sách công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị (sau đây gọi chung là nữ binh sĩ dự bị) để sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
2. Nguyên tắc sắp xếp
a) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng;
b) Sắp xếp những nữ binh sĩ dự bị có nơi cư trú gần nhau hoặc cùng nơi làm việc vào một đơn vị;
c) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương;
d) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A, nhóm B vào các đơn vị sau:
Đơn vị hậu cần, kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà trường quân đội; đơn vị chuyên môn dự bị do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng; cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn; cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
3. Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) chủ trì, phối hợp đơn vị tiếp nhận nữ binh sĩ dự bị và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi nữ binh sĩ dự bị đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, để tổ chức sắp xếp và quản lý nữ binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên.
MIỄN GỌI NHẬP NGŨ TRONG THỜI CHIẾN
1. Công dân đang làm việc trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Bí thư, Phó Bí thư Thường trực huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Bí thư Đảng ủy của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
b) Trưởng ban, Phó ban, Vụ trưởng của các Ban Xây dựng Đảng ở Trung ương; Trưởng các Ban Xây dựng Đảng cấp tỉnh; Trưởng các Ban Xây dựng Đảng cấp huyện;
c) Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương; Bí thư Đảng ủy cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Bí thư Đảng ủy khối dân chính đảng, khối doanh nghiệp cấp tỉnh;
d) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan Trung ương Đảng.
2. Công dân đang làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trưởng ban và các chức vụ tương đương thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;
b) Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng ban và các chức vụ tương đương thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban và các chức vụ tương đương thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh;
d) Đối với hội được cơ quan có thẩm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí và bảo đảm Điều kiện về tổ chức, hoạt động và quản lý hội theo quy định của Chính phủ, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký và các chức vụ tương đương của Trung ương hội; Chủ tịch và các chức vụ tương đương của hội cấp tỉnh.
Điều 6. Công dân đang làm việc trong các cơ quan nhà nước
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức vụ tương đương thuộc Bộ, ngành; Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng và các chức vụ tương đương thuộc Bộ, ngành.
2. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Vụ trưởng và các chức vụ tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
6. Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Người đứng đầu các cơ quan thuộc, trực thuộc Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện.
8. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
9. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp xã tại địa bàn các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được xác định đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Công dân đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Công dân đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tại địa bàn các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được xác định đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
a) Người làm việc trong các ngành: Giáo dục, Y tế, Bưu chính, Viễn thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Điện, Than, Dầu mỏ, Khí đốt, Xăng dầu, Hóa chất;
b) Người đang làm đường, xây dựng các công trình, phụ trách kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến cao su, cà phê, cây công nghiệp, khai thác, chế biến lâm sản, thủy sản.
2. Công dân đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc địa bàn khác
a) Ngành Giáo dục:
Giám đốc, Phó Giám đốc, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và tương đương; Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non;
Trưởng khoa các cơ sở giáo dục đại học;
Người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, trình độ tiến sỹ, danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, giảng viên cao cấp, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên trong các cơ sở giáo dục;
Năm mươi phần trăm giảng viên, giáo viên trong các cơ sở giáo dục.
b) Ngành Y tế:
Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng khoa bệnh viện tuyến Trung ương, khu vực, tỉnh và các chức vụ tương đương; Giám đốc bệnh viện tuyến huyện và các chức vụ tương đương;
Người có danh hiệu thầy thuốc nhân dân;
Tám mươi phần trăm số người làm việc trong các Bệnh viện, Viện tuyến Trung ương; bảy mươi phần trăm số người làm việc trong các Bệnh viện tuyến tỉnh; sáu mươi phần trăm số người làm việc trong các Bệnh viện tuyến huyện và tương đương không nằm trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh động viên.
c) Ngành Ngoại giao:
Người đứng đầu cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài;
Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ và cấp Bộ; Trưởng đoàn Điều tra chống bán phá giá đang tham gia đàm phán hoặc Điều tra.
d) Ngành Tài nguyên và Môi trường:
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ tương đương thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia; Giám đốc và các chức vụ tương đương của các Trung tâm, Liên đoàn, Đài trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia; Trạm trưởng Trạm khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường, ra đa, định vị vệ tinh;
Liên đoàn trưởng, Phó Liên đoàn trưởng, Đoàn trưởng các liên đoàn, đoàn: Địa chất, quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; Giám đốc và các chức vụ tương đương của các Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Giám đốc và các chức vụ tương đương của các Liên đoàn trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
đ) Ngành Giao thông vận tải:
Giám đốc cảng biển quốc tế; Giám đốc cảng hàng không;
Cơ trưởng, Cơ phó, Tiếp viên trưởng tàu bay của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam không nằm trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh động viên; người đứng đầu bộ phận kỹ thuật thuộc cảng hàng không; người đứng đầu Công ty kỹ thuật máy bay và Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành khai thác bay;
Người đứng đầu cơ quan Điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
Người phụ trách dây chuyền sản xuất, sửa chữa các sản phẩm quốc phòng;
Thuyền trưởng, lái chính, thợ máy chính, thợ điện chính các tàu: Vận tải, du lịch đường thủy có công suất 1960 CV trở lên, tàu hoa tiêu, tàu cuốc, tàu cứu hộ không nằm trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh động viên;
Lái chính, thợ máy chính ca nô tại các bến phà không nằm trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh động viên;
Năm mươi phần trăm số người làm việc tại các cảng biển quốc tế, cảng hàng không;
Lái chính đoàn tàu vận tải đường sắt đang hoạt động, Điều độ viên chạy tàu, trực ban chạy tàu, trưởng ga của ngành Đường sắt Việt Nam;
Những người gác đèn biển, hoa tiêu.
e) Ngành Bưu chính, Viễn thông:
Giám đốc trung tâm viễn thông cấp tỉnh; Giám đốc trung tâm Điều hành thông tin cấp tỉnh;
Những người bảo đảm thông tin liên lạc trong thời kỳ chiến tranh;
Những người làm việc trong các dây chuyền sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng.
g) Ngành Xây dựng:
Kỹ sư trưởng, Tư vấn giám sát các công trình trọng Điểm quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Những người làm đường, xây dựng các công trình trọng Điểm quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền trong thời kỳ chiến tranh.
h) Ngành Văn hóa, Thông tin và Truyền thông:
Giám đốc bảo tàng cấp bộ, quốc gia;
Đoàn trưởng Đoàn văn hóa nghệ thuật Trung ương và các chức vụ tương đương;
Đạo diễn chính các chương trình, tác phẩm văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia;
Người có danh hiệu nghệ sỹ nhân dân;
Giám đốc trung tâm thể dục thể thao cấp quốc gia và các chức vụ tương đương;
Trọng tài cấp quốc tế các môn thể thao;
Huấn luyện viên trưởng, vận động viên các đội tuyển quốc gia đang trong thời gian chuẩn bị và tham gia thi đấu quốc tế.
i) Các ngành: Điện, Than, Dầu mỏ, Khí đốt, Xăng dầu, Hóa chất:
Những người làm việc trong các dây chuyền sản xuất, sửa chữa các sản phẩm quốc phòng trong thời kỳ chiến tranh;
Người phụ trách bộ phận vận hành, sửa chữa lò, máy ở các nhà máy phát điện; người phụ trách bộ phận vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến thế của hệ thống cao áp thuộc các cơ sở phân phối và truyền tải điện;
Năm mươi phần trăm kỹ sư hóa dầu trong các doanh nghiệp.
k) Người đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:
Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học, Giám đốc và các chức vụ tương đương của: Trung tâm nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm, trạm, trại nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm thuộc Chính phủ và các Bộ, ngành;
Chủ nhiệm công trình nghiên cứu cấp Bộ, ngành, quốc gia, quốc tế;
Người có trình độ tiến sỹ đang nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ, ngành, quốc gia, quốc tế;
Người có trình độ thạc sỹ hoặc nghiên cứu viên chính trở lên đang nghiên cứu trong các công trình khoa học cấp quốc gia, quốc tế;
Người có học hàm giáo sư, phó giáo sư đang có công trình nghiên cứu khoa học.
l) Người đang trực tiếp vẽ, in, đúc tiền;
m) Người đang làm việc trong ngành cơ yếu;
n) Ngành cơ khí, động lực: Những người làm việc trong các dây chuyền sản xuất, sửa chữa các sản phẩm quốc phòng;
o) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp có từ 350 lao động trở lên hoặc doanh nghiệp có từ 150 lao động đến dưới 350 lao động nhưng có tác động lớn đến hoạt động kinh tế của một vùng, một lĩnh vực kinh tế của đất nước; Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp có từ 700 lao động trở lên; Phó Giám đốc, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng và các chức vụ tương đương của doanh nghiệp có từ 1.400 lao động trở lên;
Người có trình độ kỹ năng nghề bậc 5 hoặc tương đương trở lên thuộc các doanh nghiệp có từ 350 lao động trở lên.
Điều 8. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ khác
1. Học sinh đạt giải ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia; học sinh, sinh viên đạt huy chương hoặc danh hiệu trong các kỳ thi quốc tế, hội thi tay nghề thế giới, ASEAN, đạt giải ba trở lên trong hội thi tay nghề quốc gia được miễn gọi nhập ngũ đến khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học.
2. Một con của liệt sĩ; một con của thương binh hạng một, người nhiễm chất độc màu da cam phải có người nuôi dưỡng.
1. Hằng năm, người đứng đầu các doanh nghiệp quy định tại Điểm o
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận tỷ lệ phần trăm số công dân được miễn gọi nhập ngũ của các cơ quan, tổ chức, nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở chính.
3. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ nếu có đơn tình nguyện phục vụ trong Quân đội nhân dân và được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng công dân đó thì có thể được gọi nhập ngũ.
Điều 10. Đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
Đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
HUẤN LUYỆN BINH SĨ DỰ BỊ HẠNG HAI
Điều 11. Đối tượng gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
Đối tượng gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự.
Điều 12. Yêu cầu huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.
Điều 13. Giao chỉ tiêu huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
1. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành tuyển chọn binh sĩ dự bị hạng hai giao cho các đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện.
2. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ tiêu tuyển chọn và gọi binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện; người đứng đầu các Bộ, ngành giao chỉ tiêu tuyển chọn binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện cho đơn vị trực thuộc.
3. Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành có binh sĩ dự bị hạng hai đăng ký nghĩa vụ quân sự trên địa bàn cấp huyện, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện gọi từng binh sĩ dự bị hạng hai tập trung, bàn giao cho các đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ huấn luyện.
1. Nam binh sĩ dự bị hạng hai đến hết 35 tuổi; nữ binh sỹ dự bị hạng hai đến hết 30 tuổi.
2. Phẩm chất chính trị, sức khỏe, văn hóa thực hiện theo tiêu chuẩn trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm do Bộ Quốc phòng quy định.
1. Thời gian huấn luyện: 06 tháng.
2. Nội dung huấn luyện, bao gồm: Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nội dung, chương trình huấn luyện; số lần huấn luyện, thời gian huấn luyện của mỗi lần, nhưng 01 năm không quá 02 lần tập trung huấn luyện.
4. Binh sĩ dự bị hạng hai huấn luyện đủ thời gian, đủ nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì được xét chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra quyết định và cấp giấy chứng nhận binh sĩ dự bị.
Trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm ta sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi tắt là thời gian tập trung huấn luyện), binh sĩ dự bị hạng hai được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
1. Chế độ phụ cấp
a) Binh sĩ dự bị hạng hai đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian tập trung huấn luyện được cơ quan, tổ chức nơi làm việc trả nguyên lương và các Khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công chức, viên chức đi công tác. Cơ quan, tổ chức đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm;
b) Binh sĩ dự bị hạng hai thuộc các đối tượng khác được đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện chi trả một Khoản phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm hai năm đầu của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm, đối với binh sĩ dự bị hạng hai chưa có cấp bậc quân hàm thì được hưởng phụ cấp quân hàm theo cấp bậc binh nhì; thời gian tính hưởng phụ cấp như sau: Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp, nếu thời gian tập trung từ 16 ngày đến 31 ngày thì được hưởng một tháng phụ cấp, nếu thời gian tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
2. Tiêu chuẩn quân trang, bảo đảm y tế và đồ dùng sinh hoạt
Binh sĩ dự bị hạng hai có thời gian tập trung huấn luyện từ 05 ngày trở lên trong một đợt thì được cấp hoặc mượn quân trang, bảo đảm y tế và đồ dùng sinh hoạt theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
3. Tiêu chuẩn ăn
Binh sĩ dự bị hạng hai được hưởng tiêu chuẩn ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ trong thời gian tập trung huấn luyện.
4. Trợ cấp gia đình trong thời gian tập trung huấn luyện
a) Binh sĩ dự bị hạng hai đang hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan, tổ chức, có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,025 so với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức lương cơ sở) tại thời Điểm tập trung huấn luyện;
b) Binh sĩ dự bị hạng hai không hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan, tổ chức, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức lương cơ sở tại thời Điểm tập trung huấn luyện.
5. Chế độ, chính sách khi ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết
a) Binh sĩ dự bị hạng hai đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế: Trong thời gian tập trung huấn luyện nếu ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Binh sĩ dự bị hạng hai chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian tập trung huấn luyện nếu ốm đau, bị tai nạn rủi ro, bị thương hoặc chết được hưởng trợ cấp như sau:
Trường hợp ốm đau phải đưa đi bệnh viện thì được Điều trị tại bệnh viện quân y hoặc bệnh viện dân y. Trong thời gian Điều trị, binh sĩ dự bị hạng hai được hưởng chế độ khám, chữa bệnh như hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Hết thời gian tập trung huấn luyện mà bệnh vẫn chưa khỏi phải Điều trị tiếp thì thời gian Điều trị thêm được hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền thuốc men, chữa bệnh mỗi ngày bằng 0,1 tháng lương cơ sở theo số ngày thực tế phải Điều trị nhưng tối đa không quá 15 ngày. Nếu ốm đau dẫn đến chết thì người lo mai táng được trợ cấp một lần bằng 05 tháng lương cơ sở tại tháng chết.
Trường hợp bị tai nạn rủi ro tại nơi huấn luyện và trong giờ huấn luyện, ngoài nơi huấn luyện hoặc ngoài giờ huấn luyện theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền, trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi huấn luyện trong Khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, binh sĩ dự bị hạng hai được Điều trị tại bệnh viện quân y hoặc bệnh viện dân y cho đến khi khỏi vết thương. Trong thời gian Điều trị được hưởng chế độ khám, Điều trị như hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần bằng 12 tháng lương cơ sở; suy giảm từ 22% đến 80%, cứ thêm 1% suy giảm thì được hưởng thêm bằng 0,4 tháng lương cơ sở; bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần bằng 60 tháng lương cơ sở. Nếu bị tai nạn rủi ro dẫn đến chết thì thân nhân binh sĩ dự bị hạng hai được trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng chết.
c) Binh sĩ dự bị hạng hai trong thời gian tập trung huấn luyện nếu bị thương hoặc chết, được các cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu đủ Điều kiện là thương binh hoặc liệt sĩ thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở đối với thương binh, 60 tháng lương cơ sở đối với thân nhân liệt sĩ.
d) Trường hợp chết do tái phát vết thương trong thời gian tập trung huấn luyện, thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng chết;
đ) Các trường hợp binh sĩ dự bị hạng hai quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều này nếu chết thì được tổ chức tang lễ theo nghi thức quân đội do Bộ Quốc phòng quy định;
6. Kinh phí bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm b và Điểm c (kinh phí trợ cấp một lần đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ) Khoản 5 của Điều này do đơn vị quân đội tập trung huấn luyện chi trả và quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị bộ đội chủ lực, quyết toán vào ngân sách địa phương nếu là đơn vị bộ đội địa phương.
Kinh phí bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Khoản 4, Điểm d Khoản 5 của Điều này do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả và quyết toán vào ngân sách địa phương.
7. Binh sĩ dự bị hạng hai đang công tác ở các cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung huấn luyện thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.
Nếu thời gian tập trung huấn luyện trùng với thời gian thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học và có chứng nhận của nơi làm việc, học tập hoặc khó khăn đặc biệt phải có giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, thì binh sĩ dự bị hạng hai được hoãn tập trung huấn luyện đợt đó.
Điều 17. Nhiệm vụ chi cho huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
1. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng chi cho các nhiệm vụ sau:
a) Chi trả phụ cấp cho binh sĩ dự bị hạng hai trong thời gian tập trung huấn luyện, thuộc diện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
b) Bảo đảm ăn, ở, quân trang, y tế, đồ dùng sinh hoạt cho binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;
c) Chi công tác tổ chức huấn luyện;
d) Chi các nội dung khác liên quan đến huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
2. Ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ, ngành chi cho các nhiệm vụ sau:
a) Chi tổ chức tuyển chọn binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;
b) Chi huấn luyện đơn vị chuyên môn dự bị thuộc chi tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành.
3. Ngân sách địa phương chi cho các nhiệm vụ sau:
a) Chi tổ chức tuyển chọn và gọi binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;
b) Chi trả trợ cấp gia đình binh sĩ dự bị hạng hai trong thời gian tập trung huấn luyện;
c) Chi công tác huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai thuộc chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương huấn luyện bằng nguồn ngân sách địa phương, gồm: Chi công tác tổ chức huấn luyện; chi trả phụ cấp cho binh sĩ dự bị thuộc diện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; bảo đảm ăn, ở, quân trang, y tế, đồ dùng sinh hoạt cho binh sĩ dự bị; chi các nội dung khác liên quan đến huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
4. Các nội dung chi quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này được thực hiện theo định mức pháp luật hiện hành.
Điều 18. Nguồn ngân sách đảm bảo
Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo cho huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đăng ký, quản lý: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ.
2. Quy định nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện cho binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một.
3. Hằng năm xây dựng chỉ tiêu kế hoạch huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu huấn luyện cho các đơn vị quân đội.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tuyển chọn và gọi binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện trong phạm vi cả nước.
Điều 20. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng trong công tác lập và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức đăng ký, quản lý: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện đơn vị chuyên môn dự bị có binh sĩ dự bị hạng hai: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quân đội được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu tiếp nhận đơn vị chuyên môn dự bị của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức huấn luyện.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
2. Nghị định số 42/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến; Nghị định số 150/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai; Quyết định số 203/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định ngành nghề chuyên môn của công dân nữ cần cho Quân đội, hết hiệu lực khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 203/2006/QĐ-TTg quy định ngành nghề chuyên môn của công dân nữ cần cho Quân đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 1212/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động ,thương binh và xã hội về thời gian người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- 3Nghị định 150/2007/NĐ-CP về việc huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai
- 4Nghị định 42/2011/NĐ-CP quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
- 5Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Công văn 2749/BYT-KHTC năm 2013 giám định sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ Y tế ban hành
- 7Nghị định 59/2016/NĐ-CP Quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- 8Quyết định 1382/QĐ-BQP năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới về đăng ký nghĩa vụ quân sự; bãi bỏ thủ tục hành chính về đăng ký nghĩa vụ quân sự, động viên quân đội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng
- 9Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP hướng dẫn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Quốc phòng ban hành
- 10Chỉ thị 2480/CT-BTL năm 2016 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017 do Bộ Tư lệnh Quân khu 1 ban hành
- 11Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 12Công văn 12420/BQP-TM năm 2019 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2020 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 13Thông tư 84/2020/TT-BQP quy định về hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 14Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Quyết định 203/2006/QĐ-TTg quy định ngành nghề chuyên môn của công dân nữ cần cho Quân đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 150/2007/NĐ-CP về việc huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai
- 3Nghị định 42/2011/NĐ-CP quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Công văn số 1212/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động ,thương binh và xã hội về thời gian người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- 3Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 4Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Công văn 2749/BYT-KHTC năm 2013 giám định sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ Y tế ban hành
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 8Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- 9Nghị định 59/2016/NĐ-CP Quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- 10Quyết định 1382/QĐ-BQP năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới về đăng ký nghĩa vụ quân sự; bãi bỏ thủ tục hành chính về đăng ký nghĩa vụ quân sự, động viên quân đội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng
- 11Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP hướng dẫn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Quốc phòng ban hành
- 12Chỉ thị 2480/CT-BTL năm 2016 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017 do Bộ Tư lệnh Quân khu 1 ban hành
- 13Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 14Công văn 12420/BQP-TM năm 2019 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2020 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 15Thông tư 84/2020/TT-BQP quy định về hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 16Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 do Bộ Quốc phòng ban hành
Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai
- Số hiệu: 14/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2016
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 251 đến số 252
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra