Hệ thống pháp luật

Điều 51 Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà

Điều 51. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế sau thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày đã hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình xây dựng vi phạm; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế.

4. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.

Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà

  • Số hiệu: 126/2004/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 26/05/2004
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 19
  • Ngày hiệu lực: 24/06/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH