Mục 1 Chương 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KẾT HÔN
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại
4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại
Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn
1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- Số hiệu: 123/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1157 đến số 1158
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
- Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
- Điều 5. Cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử
- Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
- Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
- Điều 8. Tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch
- Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
- Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
- Điều 11. Lập, khóa Sổ hộ tịch
- Điều 12. Lưu trữ Sổ hộ tịch
- Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
- Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
- Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
- Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
- Điều 17. Đăng ký khai sinh
- Điều 18. Đăng ký kết hôn
- Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 20. Đăng ký khai tử
- Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
- Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
- Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
- Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
- Điều 28. Thủ tục đăng ký lại khai tử
- Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
- Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
- Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
- Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 34. Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
- Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
- Điều 36. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
- Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
- Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn