Điều 13 Nghị định 118/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự
Điều 13. Chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân
1. Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức dạy chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ. Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi chưa biết chữ hoặc chưa học xong chương trình tiểu học thì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; chưa học xong trung học cơ sở thì căn cứ hồ sơ phạm nhân, học bạ để tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Khuyến khích phạm nhân tự học văn hóa, phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tự nghiên cứu, học tập tiếng Việt. Phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Tùy theo chương trình mà sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy và học phù hợp theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian học văn hóa của phạm nhân tối thiểu 02 buổi/tuần, mỗi buổi 4 giờ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định, trừ các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức các lớp học văn hóa cho phạm nhân và dạy nói tiếng Việt cho phạm nhân không nói được tiếng Việt (tiếng phổ thông); Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng nhận thức của phạm nhân quyết định hình thức, thời gian, phương pháp dạy cho phù hợp. Nhà nước khuyến khích gia đình phạm nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách giáo khoa, vở, tài liệu, đồ dùng học tập, sách, báo, dụng cụ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí cho phạm nhân nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
3. Giáo viên dạy văn hóa cho phạm nhân là cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc của các cơ sở giáo dục địa phương. Những phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, có trình độ học vấn, khả năng sư phạm, nhân thân tốt, không phải là đối tượng chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, hung hăng, mắc bệnh truyền nhiễm, có tiền sử nghiện ma túy hoặc không phải là phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có thể bố trí hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa cho phạm nhân. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xác nhận hoàn thành kỳ học (nếu phạm nhân chưa hoàn thành Chương trình xóa mù chữ), hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1, giai đoạn 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phạm nhân.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp thực hiện việc dạy văn hóa cho phạm nhân, chỉ đạo các cơ sở giáo dục cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân; quản lý, chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phạm nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa cho phạm nhân. Cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí hội trường hoặc phòng học đảm bảo điều kiện dạy và học cho học viên là phạm nhân.
Nghị định 118/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự
- Số hiệu: 118/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/09/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1113 đến số 1114
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Kinh phí bảo đảm cho việc quản lý phạm nhân và thực hiện các chế độ, chính sách đối với phạm nhân, học sinh
- Điều 4. Tổ chức quản lý trại giam
- Điều 5. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam
- Điều 6. Tổ chức trại giam
- Điều 7. Chế độ ăn đối với phạm nhân
- Điều 8. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân
- Điều 9. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
- Điều 10. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam
- Điều 11. Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi
- Điều 12. Chương trình, nội dung học tập của phạm nhân
- Điều 13. Chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân
- Điều 14. Chế độ đối với cán bộ tham gia giảng dạy
- Điều 15. Chế độ học nghề của phạm nhân
- Điều 16. Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hằng năm
- Điều 17. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân
- Điều 18. Định kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù
- Điều 19. Tiêu chuẩn thi đua xếp loại chấp hành án phạt tù
- Điều 20. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại tốt
- Điều 21. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại khá
- Điều 22. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại trung bình
- Điều 23. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại kém
- Điều 24. Xếp loại trong trường hợp lập công
- Điều 25. Xếp loại đối với phạm nhân đang được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và phạm nhân đang tham gia tố tụng với vai trò là bị can, bị cáo
- Điều 26. Xem xét lại quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù
- Điều 27. Xử lý phạm nhân vi phạm
- Điều 28. Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
- Điều 29. Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật
- Điều 30. Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật
- Điều 31. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 33. Trách nhiệm của gia đình phạm nhân
- Điều 35. Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 36. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 37. Tổ chức thi hành Quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù
- Điều 38. Thực hiện thi hành án phạt tù đối với người được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án
- Điều 39. Thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam chấp hành án