Điều 42 Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Điều 42. Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi
1. Tất cả tài sản của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập, được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có để hình thành tài sản do công ty mẹ trực tiếp quản lý và tài sản chuyển giao sang công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì không phải đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.
4. Tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Nguyên tắc xử công nợ:
a) Đối với các khoản nợ phải thu của tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ và các khoản nợ phải thu của các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước: công ty mẹ và các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, công ty có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân.
b) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty mẹ mới thành lập, các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ và các công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của công ty thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định về cổ phần hoá công ty nhà nước.
6. Công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hoá, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số lao động dôi dư được xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các công ty nhà nước. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Số hiệu: 111/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/06/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 474 đến số 475
- Ngày hiệu lực: 02/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vị điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu
- Điều 4. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 5. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 6. Đơn vị thành viên tổng công ty
- Điều 7. Vốn, tài sản và tài chính tổng công ty
- Điều 8. Cơ cấu tổ chức quản lý tổng công ty
- Điều 9. Hội đồng quản trị tổng công ty
- Điều 10. Ban kiểm soát tổng công ty
- Điều 11. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 12. Công ty thành viên hạch toán độc lập và quan hệ giữa tổng công ty với công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 13. Quan hệ giữa tổng công ty với đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc và công ty tài chính của tổng công ty
- Điều 14. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu
- Điều 15. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có cổ phần chi phối, vốn góp chi phối của từng công ty
- Điều 16. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của tổng công ty
- Điều 17. Trách nhiệm của tổng công ty
- Điều 18. Đối tượng và thời hạn áp dụng hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 19. Tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 20. Cơ cấu của tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 21. Chức năng, cơ cấu quản lý của công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 22. Hội đồng quản trị của công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 23. Ban kiểm soát công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 24. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 25. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước và công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 26. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước và công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty ở nước ngoài
- Điều 27. Quan hệ giữa công ty mẹ là công ty nhà nước với công ty liên kết
- Điều 28. Trách nhiệm của công ty mẹ là công ty nhà nước
- Điều 29. Đối tượng áp dụng hình thức công ty mẹ - công ty con với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- Điều 30. Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 31. Công ty con, công ty liên kết
- Điều 32. Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, công ty liên kết
- Điều 33. Nghĩa vụ của công ty mẹ, công ty con
- Điều 34. Mục đích tổ chức lại, chuyển đổi
- Điều 35. Đối tượng tổ chức lại và chuyển đổi
- Điều 36. Điều kiện tổ chức lại, chuyển đổi
- Điều 37. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi đối vớii tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty
- Điều 38. Phương thức tổ chức lại, chuyển đổi đối với công ty nhà nước độc lập
- Điều 39. Thẩm quyền và thủ tục lập, phê duyệt danh sách, kế hoạch chuyển đổi
- Điều 40. Trách nhiệm của tổng công ty, công ty nhà nước chuyển đổi
- Điều 41. Trình, phê duyệt đề án và quyết định chuyển đổi
- Điều 42. Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi
- Điều 43. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ của công ty mẹ
- Điều 44. Đăng ký kinh doanh và đăng ký lại tài sản
- Điều 45. Tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổng công ty chuyển đổi
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ sau chuyển đổi