Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều mà không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính;
đ) Buộc nộp lại số tiền, hàng hóa hoặc số tiền bằng giá trị hàng hóa đối với hành vi vi phạm hành chính;
e) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
g) Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính;
h) Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai
Điều 7. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
Điều 8. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng;
b) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điều 9. Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc đầu tư xây dựng
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Vi phạm về xây dựng và thực hiện phương án ứng phó thiên tai
Điều 11. Vi phạm về đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai
b) Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:
Đến ngày 30 tháng 5 đã đóng lần thứ nhất nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng góp theo quy định và số tiền thiếu của lần thứ nhất đóng trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Đến ngày 30 tháng 10 hàng năm đã đóng lần thứ hai nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng góp theo quy định và số tiền còn thiếu của lần thứ hai đóng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
a) Đối với cá nhân đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm chưa đóng đủ quỹ phòng, chống thiên tai;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi
1. Hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi, bị xử phạt như sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điều 15. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.
Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi sai mục đích sử dụng.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lấn chiếm đất để làm lều, quán, bãi đậu xe trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Trồng cây lâu năm, nghiên cứu khoa học trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
a) Không lập và gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập;
b) Không thực hiện kiểm tra đập theo nội dung và chế độ quy định;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 18. Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông qua công trình thủy lợi
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi qua công trình thủy lợi khi không được phép đi qua;
b) Điều khiển phương tiện thủy nội địa qua công trình thủy lợi gây hư hại công trình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu nếu làm hư hỏng công trình đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 của Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
b) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản;
b) Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
đ) Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
a) Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;
c) Sử dụng chất nổ và các hoạt động gây nổ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng dưới 10 cây;
b) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng dưới 01 m3;
c) Để vật liệu trên đê với khối lượng dưới 01 m3;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng từ 10 cây trở lên;
c) Để vật liệu trên đê với khối lượng từ 01 m3 trở lên;
e) Đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đê và chân đê.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 05 m3 trở lên;
c) Đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều;
d) Sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê;
e) Chiếm dụng, sử dụng, di chuyển trái phép hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều.
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2; điểm a, e khoản 3; điểm c, khoản 4; điểm b khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2; điểm d khoản 3 Điều này;
a) Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với diện tích nhỏ hơn 10 m2;
b) Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với diện tích từ 10 m2 đến 30 m2;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với diện tích trên 30 m2.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ phần công trình, nhà ở đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật đê điều về xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện Quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 26. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại
1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra của Bộ có nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 30. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Thủy đội trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 31. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, III và IV Nghị định này tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ đội biên phòng, cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 32. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Thẩm quyền của Cảnh sát biển trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này tại khu vực thuộc trách nhiệm quản lý của Cảnh sát biển, như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2017.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 2Quyết định 326/QĐ-BNN-XD năm 2016 phê duyệt danh mục công trình thủy lợi thi công vượt lũ, chống lũ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Thông tư 18/2016/TT-BCT quy định về thẻ kiểm tra thị trường và sửa đổi, bổ sung nội dung mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 5Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 6Chỉ thị 13/CT-BCT năm 2017 về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Công văn 8857/BNN-PCTT năm 2017 về Đề xuất sửa đổi Nghị định 66/2014/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, đất đai hành lang bảo vệ đê điều, xả thải vào nguồn nước; quản lý khai thác, vận chuyển, bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi trên các tuyến sông, cửa biển trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 10Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- 11Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 12Nghị định 62/2018/NĐ-CP về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- 13Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Công văn 9031/BNN-TCTL năm 2018 về cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi liên tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
- 1Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 2Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 3Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Quyết định 326/QĐ-BNN-XD năm 2016 phê duyệt danh mục công trình thủy lợi thi công vượt lũ, chống lũ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Thông tư 18/2016/TT-BCT quy định về thẻ kiểm tra thị trường và sửa đổi, bổ sung nội dung mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 9Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 10Chỉ thị 13/CT-BCT năm 2017 về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 11Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Công văn 8857/BNN-PCTT năm 2017 về Đề xuất sửa đổi Nghị định 66/2014/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, đất đai hành lang bảo vệ đê điều, xả thải vào nguồn nước; quản lý khai thác, vận chuyển, bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi trên các tuyến sông, cửa biển trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 14Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- 15Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 16Nghị định 62/2018/NĐ-CP về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- 17Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18Công văn 9031/BNN-TCTL năm 2018 về cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi liên tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- Số hiệu: 104/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/09/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 703 đến số 704
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra