Điều 21 Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành việc đình chỉ theo quy định sau:
a) Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu và thông báo cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nép phí khảo nghiệm lại (trường hợp cần thiết). Phí khảo nghiệm lại sẽ được trả lại cho người yêu cầu nếu kết quả khảo nghiệm lại do yêu cầu của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cho thấy lý do yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ là đúng;
b) Sau ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng về ý kiến phản hồi nêu trên mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. Thời điểm đình chỉ được xác định từ ngày quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
c) Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại
2. Trường hợp khó khăn về việc quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng chuyên ngành tư vấn các vấn đề liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
- Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 10. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
- Điều 14. Thẩm định tính mới
- Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 17. Nộp mẫu giống
- Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ
- Điều 25. Đăng bạ quốc gia
- Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
- Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
- Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
- Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc