Điều 17 Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp đơn thuộc đối tượng phải thực hiện khảo nghiệm trong trường hợp nêu tại
2. Người nộp đơn thuộc đối tượng nêu tại
3. Việc lưu giữ mẫu giống của giống đăng ký nêu tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Mẫu giống bằng hạt được lưu giữ tại cơ quan lưu giữ mẫu giống do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Đối với mẫu giống của các loài cây trồng sinh sản vô tính, người nộp đơn tự lưu giữ mẫu giống và phải nêu địa điểm lưu giữ trong đơn đăng ký bảo hộ.
4. Trường hợp cần thiết, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu người nộp đơn cung cấp mẫu giống của giống tương tự với giống đăng ký bảo hộ theo đề nghị của cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nếu người nộp đơn có khả năng cung cấp.
5. Khi nhận mẫu giống, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ kiểm tra chất lượng mẫu giống, viết phiếu xác nhận nếu mẫu giống đạt yêu cầu. Trường hợp mẫu giống không đạt yêu cầu, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ mẫu giống có quyền yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống.
6. Trong vòng hai mươi ngày, kể từ ngày nhận mẫu giống, cơ quan nhận mẫu giống phải tiến hành kiểm nghiệm chất lượng và thông báo kết quả cho người nộp đơn. Trường hợp mẫu giống không đủ tiêu chuẩn theo quy phạm khảo nghiệm, cơ quan nhận mẫu giống yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống. Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn phải cung cấp mẫu giống đủ tiêu chuẩn.
7. Cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm bảo đảm an toàn mẫu giống. Trường hợp người nộp đơn có các yêu cầu phù hợp, cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến mẫu giống theo yêu cầu của người nộp đơn.
Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
- Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 10. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
- Điều 14. Thẩm định tính mới
- Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 17. Nộp mẫu giống
- Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ
- Điều 25. Đăng bạ quốc gia
- Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
- Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
- Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
- Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc