Chương 3 Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ BẰNG BẢO HỘ VÀ TÁC GIẢ GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được thông qua việc sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ, trường hợp chủ bằng bảo hộ có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân thì đối với vật liệu thu hoạch của cùng giống đó, khi sử dụng, người sử dụng không phải xin phép chủ bằng bảo hộ.
2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng với các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
Chủ sở hữu giống cây trồng được hưởng quyền bảo hộ tạm thời theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp người khác sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thương mại trong thời hạn được hưởng quyền bảo hộ tạm thời, chủ sở hữu giống cây trồng thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Để được hưởng quyền tạm thời đối với giống cây trồng, từ thời điểm được cấp bằng bảo hộ, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền bảo hộ tạm thời và phải thực hiện trình tự thủ tục sau:
1. Thoả thuận về mức đền bù với bên đã khai thác giống cây trồng nhằm mục đích thương mại.
2. Trường hợp không thoả thuận được, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ để yêu cầu giải quyết. Đơn yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh có đủ điều kiện hưởng quyền bảo hộ tạm thời.
Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
Theo quy định tại Điều 190 của Luật Sở hữu trí tuệ, hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
1. Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
2. Sử dụng cho nghiên cứu khoa học;
3. Các hoạt động nhằm mục đích chọn tạo các giống cây trồng khác không kể các trường hợp như quy định tại Điều 187 và các hành vi liên quan đến giống cây trồng được quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ và
4. Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau:
1. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:
a) Theo thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;
b) Trường hợp không thoả thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 30% số tiền bản quyền thu được.
c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, chủ bằng bảo hộ phải trả 30% số tiền bản quyền thu được cho tác giả.
2. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
3. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong thời hạn hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả có nghĩa vụ duy trì giống đúng như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ theo thoả thuận với chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.
Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
- Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 10. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
- Điều 14. Thẩm định tính mới
- Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 17. Nộp mẫu giống
- Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ
- Điều 25. Đăng bạ quốc gia
- Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
- Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
- Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
- Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc