Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1993 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 100-CP NGÀY 18-12-1993VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. - Trong Nghị định này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam:
1.1. Công ty bảo hiểm tương hỗ là công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho các thành viên của mình theo nguyên tắc tương hỗ, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2 Công ty liên doanh bảo hiểm là công ty bảo hiểm được hình thành trên cơ sở góp vốn của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài.
1.3 Chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài là bộ phận hoạt động tại Việt Nam của tổ chức bảo hiểm nước ngoài.
1.4 Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài là công ty bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm nước ngoài đầu tư 100% vốn, thành lập tại Việt Nam.
2. Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Tổ chức môi giới bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài:
3.1 Công ty liên doanh môi giới bảo hiểm là công ty môi giới bảo hiểm được hình thành trên cơ sở góp vốn của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài.
3.2 Chi nhánh của Công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài là bộ phận hoạt động tại Việt Nam của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài.
3.3 Công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài là công ty môi giới bảo hiểm do tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư 100% vốn, thành lập tại Việt Nam.
4. Đại lý bảo hiểm là cá nhân có đủ điều kiện quy định tại
Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về hoạt động của đại lý bảo hiểm của mình.
Điều 4. -Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm.
Điều 5. - Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức môi giới bảo hiểm muốn tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phải được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Điều 6. -Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các tổ chức bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm theo hợp đồng tái bảo hiểm đó cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam do Bộ Tài chính quy định.
NỘI DUNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 7. - Các lại nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh theo Nghị định này:
1. Bảo hiểm nhân thọ
2. Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người.
3. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.
4. Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không.
5. Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự chủ tầu.
6. Bảo hiểm trách nhiệm chung
7. Bảo hiểm hàng không
8. Bảo hiểm xe cơ giới.
9. Bảo hiểm cháy.
10. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
11. Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.
12. Bảo hiểm nông nghiệp.
13. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Bộ Tài chính quy định
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm từ điểm 2 đến điểm 13 trên đây gọi chung là bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép kinh doanh các loại nghiệp vụ theo phương thức và điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính cấp.
Doanh nghiệp được quyền hưởng lãi trên số tiền ký quỹ.
Bộ Tài chính quy định mức tiền ký quỹ và cách sử dụng tiền ký quỹ.
2. Riêng các khoản dự phòng nghiệp vụ quy định tại
2.1 Mua công trái, tín phiếu Kho bạc Nhà nước.
2.2 Kinh doanh bất động sản.
2.3 Mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu...);
2.4 Góp vốn liên doanh.
2.5 Cho vay theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, ngày 23 tháng 5 năm 1990;
2.6 Gửi tại Ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước để thu lãi.
Bộ Tài chính quy định tỷ lệ vốn được phép đầu tư vào mỗi lĩnh vực trên nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
1. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập quỹ dự trữ và các khoản dự phòng bắt buộc hay tự nguyện ghi trong Điều lệ công ty và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo pháp luật.
2. Số tài khoản còn lại sau khi thanh lý.
1. Tên gọi, Điều lệ;
2. Tăng giảm vốn điều lệ;
3. Thay đổi trụ sở chính hoặc chi nhánh;
4. Mở, đóng cửa chi nhánh;
5. Thay đổi các nội dung đã quy định trong Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 15. - Nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Xây dựng và ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thể lệ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3. Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
4. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
5. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của tổ chức, cá nhân về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
6. Xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
1. Đối với các tổ chức kinh tế Việt Nam:
1.1 Có mục tiêu và lĩnh vực hoạt động kinh doanh rõ ràng;
1.2 Có số vốn điều lệ ít nhất bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 22 Nghị định này;
1.3 Có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với quy định tại
1.4 Có trụ sở phù hợp với hoạt động kinh doanh;
1.5 Người điều hành có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm;
1.6 Nền kinh tế quốc dân thực sự có nhu cầu về loại nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức kinh tế xin phép kinh doanh.
2. Đối với công ty liên doanh bảo hiểm và công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, ngoài các điều kiện như đã quy định tại khoản 1 Điều này, các Bên tham gia liên doanh phải là các tổ chức kinh tế đang hoạt động hợp pháp và đang ở trong tình trạng tài chính bình thường.
3. Đối với chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài và công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài phải là tổ chức đang hoạt động hợp pháp ở nguyên xứ và đang ở trong tình trạng tài chính bình thường.
Điều 18. - Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
1. Đối với các tổ chức kinh tế Việt Nam:
1.1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ tên giao dịch thương mại, địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh, số vốn điều lệ, cách thức góp vốn, phạm vi và thời gian dự kiến hoạt động, mục đích hoạt động và loại nghiệp vụ dự kiến tiến hành;
1.3. Phương án kinh doanh trong thời gian ít nhất 5 năm hoạt động ban đầu, có nêu rõ tỷ lệ phí, tỷ lệ hoa hồng cho mỗi loại nghiệp vụ, ước tính bồi thường, dự kiến phát triển quy mô hoạt động, cách thức tính phí bảo hiểm và lập khoản dự phòng nghiệp vụ;
1.4. Điều lệ tổ chức và hoạt động;
1.5. Hồ sơ và các văn bằng chứng minh năng lực của các thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành;
1.6. Những tài liệu khác mà Bộ Tài chính yêu cầu nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan đến các văn bản nói trên.
2. Đối với công ty liên doanh bảo hiểm và công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải có các văn bản được xác nhận hợp pháp sau đây:
2.1 Điều lệ của bên nước ngoài tham gia liên doanh;
2.2 Giấy phép hoạt động tại nguyên xứ của Bên nước ngoài tham gia liên doanh;
2.3 Hợp đồng liên doanh;
2.4 Bảng tổng kết tài sản, bảng tính lỗ lãi và báo cáo hàng năm tình hình hoạt động của các Bên liên doanh trong 3 năm gần nhất.
3. Đối với chi nhánh của tổ chức bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải có thêm các văn bản được xác nhận hợp pháp sau đây:
3.1 Giấy phép hoạt động tại nguyên xứ của tổ chức bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài;
3.2 Giấy uỷ quyền cho người điều hành tại Việt Nam;
3.3 Bảng tổng kết tài sản, bảng tính lỗ lãi và báo cáo hàng năm của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài trong 3 năm gần nhất tại nguyên xứ.
1. Là công dân Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam;
2. Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
3. Không ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang thi hành án hình sự hay bị mất trí.
1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh;
2. Nội dung và phạm vi hoạt động
3. Thời hạn hoạt động
4. Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
5. Cơ cấu tổ chức và quản lý;
6. Người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức môi giới bảo hiểm.
7. Các nguyên tắc về tài chính, phương pháp kế toán;
8. Điều kiện giải thể và thủ tục giải thể;
9. Thủ tục sửa đổi Điều lệ;
Số tiền trên được nộp làm hai lần: 50% khi nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận và 50% khi nhận được Giấy chứng nhận. Nếu không được cấp Giấy chứng nhận hoặc tổ chức bảo hiểm, môi giới bảo hiểm xin rút lại đơn thì số tiền đã nộp lần đầu không được hoàn lại.
3. Sau khi được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức môi giới bảo hiểm phải làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép đầu tư (nếu là doanh nghiệp nước ngoài) theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, công ty liên doanh bảo hiểm: 20 tỷ đồng Việt Nam hoặc 2 triệu đô la Mỹ.
2. Chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài: 5 triệu đô la Mỹ.
3. Tổ chức môi giới bảo hiểm Việt Nam, công ty liên doanh môi giới bảo hiểm: 1 tỷ đồng Việt Nam hoặc 100 ngàn đô la Mỹ.
4. Chi nhánh của tổ chức môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài: 300 ngàn đô la Mỹ.
1. Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận mà không thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong Giấy chứng nhận hoặc không hoạt động.
2. Không còn đáp ứng được các điều kiện hoạt động.
3. Không đủ khả năng tài chính để thực hiện các cam kết đối với người được bảo hiểm.
4. Ngoài các trường hợp trên, Giấy chứng nhận đã cấp cho chi nhánh của tổ chức bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam bị thu hồi khi tổ chức bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm nước ngoài bị rút giấy phép hoạt động tại nguyên xứ.
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
2. Bảng tổng kết tài sản, bảng tính lãi lỗ của doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức môi giới bảo hiểm phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc một tổ chức kiểm toán được phép hoạt động tại Việt Nam xác nhận mới có giá trị pháp lý.
1. Báo cáo tình hình hoạt động năm;
2. Bảng tổng kết tài sản;
3. Bảng tính toán lãi lỗ;
4. Các tài liệu khác làm rõ các tài liệu nói trên theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Ngoài các tài liệu trên, công ty liên doanh bảo hiểm, công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài còn phải gửi thêm báo cáo tình hình hoạt động năm, bảng tổng kết tài sản và bảng tính lãi, lỗ của tổ chức tại nguyên xứ.
2. Trường hợp các vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người được bảo hiểm, ngoài các biện pháp xử lý nói tại Khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có thể áp dụng các biện pháp sau:
2.1 Buộc tăng tài sản có;
2.2 Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động;
2.3 Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phong toả tài sản;
2.4 Yêu cầu tổ chức bảo hiểm thay đổi người điều hành, thành viên Hội đồng quản trị.
Điều 36. - Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- 1Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định số 299-HĐBT năm 1992 về Điều lệ Bảo hiểm y tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 43-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội
- 5Công văn 3478/KTTH năm 1997 đính chính Nghị định 74/CP sửa đổi Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 76/TC-TCNH-1995 quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 46/TC-CĐTC năm 1994 hướng dẫn thi hành Nghị định 100/CP-1993 về kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 26/1998/TT-BTC hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 28/1998/TT-BTC quy định về hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 78/1998/TT-BTC về hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 137/1999/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm công trình xây dựng do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 100-CP năm 1993 về kinh doanh bảo hiểm
- Số hiệu: 100-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/12/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/01/1994
- Ngày hết hiệu lực: 16/08/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra