Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
Điều 28. Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
1. Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
2. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:
a) Luồng đường thủy nội địa;
b) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
c) Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác;
d) Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá;
đ) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
e) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
g) Vật chướng ngại;
h) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu);
i) Công trình khác.
3. Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:
a) Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản;
b) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
c) Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông;
d) Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
4. Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và thiết lập, duy trì báo hiệu trên đường thủy nội địa
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia;
b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng;
d) Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại; tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm thiết lập, duy trì báo hiệu theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình, tổ chức hoạt động và thời gian tồn tại của công trình, vật chướng ngại;
đ) Đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập báo hiệu trong trường hợp phương tiện bị tai nạn chìm đắm, các tình huống đột xuất khác gây mất an toàn giao thông trên luồng, hành lang bảo vệ luồng. Đồng thời báo cáo ngay cho Chi cục đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.
5. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa
a) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;
b) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;
c) Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;
d) Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;
đ) Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Số hiệu: 08/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/01/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 295 đến số 296
- Ngày hiệu lực: 15/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 5. Tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 6. Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
- Điều 7. Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa
- Điều 8. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa
- Điều 9. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng và quản lý luồng đường thủy nội địa
- Điều 10. Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
- Điều 11. Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
- Điều 12. Khảo sát luồng đường thủy nội địa
- Điều 13. Thông báo luồng đường thủy nội địa
- Điều 14. Quy định chung về đầu tư xây dựng và hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 15. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa
- Điều 16. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính
- Điều 17. Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 18. Công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 19. Công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính
- Điều 20. Công bố lại và gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 21. Kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa
- Điều 22. Sửa chữa, nạo vét vùng nước, cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa
- Điều 23. Nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa
- Điều 24. Đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 25. Thiết lập khu neo đậu
- Điều 26. Công bố hoạt động khu neo đậu
- Điều 27. Công bố đóng khu neo đậu
- Điều 28. Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
- Điều 29. Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 30. Đầu tư xây dựng công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 31. Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 32. Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 33. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
- Điều 34. Quản lý hành lang bảo vệ luồng
- Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 36. Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
- Điều 37. Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 38. Thủ tục thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 39. Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng
- Điều 40. Bảo đảm an toàn trong các trường hợp hạn chế giao thông
- Điều 41. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Điều 42. Bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 43. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 45. Hoa tiêu đường thủy nội địa
- Điều 46. Bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 47. Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa
- Điều 48. Bảo vệ môi trường trong hoạt động đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện
- Điều 49. Bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 50. Thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 51. Hình thức, thời gian, địa điểm làm thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 52. Hồ sơ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
- Điều 53. Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
- Điều 54. Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 55. Thủ tục vào, rời cảng thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia
- Điều 56. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia nhập cảnh vào cảng thủy nội địa Việt Nam
- Điều 57. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia xuất cảnh rời cảng thủy nội địa Việt Nam
- Điều 58. Thủ tục đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa
- Điều 59. Phương tiện, thủy phi cơ, tàu biển vào, rời khu neo đậu
- Điều 60. Miễn, giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 61. Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Điều 62. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 63. Trách nhiệm trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa của các bộ liên quan
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 65. Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 66. Trách nhiệm của chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 67. Trách nhiệm của thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu