Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
Điều 13. Thông báo luồng đường thủy nội địa
1. Thông báo luồng đường thủy nội địa là văn bản do cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều này ban hành, công bố trên cơ sở kết quả khảo sát để phục vụ quản lý và cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
2. Nội dung thông báo luồng
a) Đối với thông báo luồng lần đầu trước khi đưa vào khai thác: Tên luồng, chiều dài, tọa độ điểm đầu, điểm cuối, các điểm tim luồng; cấp kỹ thuật; bãi cạn trên luồng, tên vật chướng ngại và công trình vượt sông trên luồng;
b) Đối với thông báo luồng định kỳ: Tên luồng, chiều dài, điểm đầu, điểm cuối, tọa độ tim luồng, chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng, cấp kỹ thuật; cao độ đại diện của bãi cạn trên luồng, tên và tọa độ, cao độ của vật chướng ngại, công trình vượt sông trên luồng không đảm bảo kích thước đường thủy theo cấp kỹ thuật, mực nước tại thời điểm khảo sát và một số vấn đề khác cần lưu ý;
c) Đối với thông báo luồng thường xuyên: Tên luồng; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; cảnh báo cần thiết khác;
d) Đối với thông báo luồng đột xuất: Tên luồng; mô tả tình huống đột xuất; vị trí (tọa độ, lý trình, độ sâu, độ cao tĩnh không) tình huống đột xuất; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có tình huống đột xuất; mực nước tại thời điểm khảo sát và ảnh hưởng của tình huống đột xuất đến hoạt động vận tải; cảnh báo cần thiết khác.
3. Hình thức thông báo luồng
Thông báo luồng đường thủy nội địa được thực hiện bằng văn bản; đăng trên trang thông tin điện tử, cập nhật trên cơ sở dữ liệu, bình đồ số luồng tuyến (nếu có) của cơ quan thông báo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Trách nhiệm thông báo
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo lần đầu luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực thông báo định kỳ, thường xuyên, và đột xuất luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
c) Sở Giao thông vận tải thông báo lần đầu, định kỳ, thường xuyên và đột xuất luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương;
d) Khi có tình huống đột xuất trên luồng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì luồng phải có thông báo kịp thời bằng tín hiệu, âm hiệu trực tiếp tại khu vực xảy ra tình huống và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.
5. Thời gian thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương: Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo sát, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 06, Mẫu số 07 và Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
6. Thời gian thông báo luồng chuyên dùng: Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng gửi đơn đề nghị công bố thông báo luồng theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng, cơ quan có trách nhiệm thông báo kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa.
Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 5. Tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 6. Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
- Điều 7. Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa
- Điều 8. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa
- Điều 9. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng và quản lý luồng đường thủy nội địa
- Điều 10. Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
- Điều 11. Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
- Điều 12. Khảo sát luồng đường thủy nội địa
- Điều 13. Thông báo luồng đường thủy nội địa
- Điều 14. Quy định chung về đầu tư xây dựng và hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 15. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa
- Điều 16. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính
- Điều 17. Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 18. Công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 19. Công bố hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính
- Điều 20. Công bố lại và gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 21. Kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa
- Điều 22. Sửa chữa, nạo vét vùng nước, cải tạo nâng cấp cảng, bến thủy nội địa
- Điều 23. Nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa
- Điều 24. Đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa
- Điều 25. Thiết lập khu neo đậu
- Điều 26. Công bố hoạt động khu neo đậu
- Điều 27. Công bố đóng khu neo đậu
- Điều 28. Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
- Điều 29. Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 30. Đầu tư xây dựng công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 31. Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 32. Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 33. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
- Điều 34. Quản lý hành lang bảo vệ luồng
- Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 36. Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
- Điều 37. Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 38. Thủ tục thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 39. Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng
- Điều 40. Bảo đảm an toàn trong các trường hợp hạn chế giao thông
- Điều 41. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Điều 42. Bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 43. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Điều 45. Hoa tiêu đường thủy nội địa
- Điều 46. Bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Điều 47. Bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa
- Điều 48. Bảo vệ môi trường trong hoạt động đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi và phá dỡ phương tiện
- Điều 49. Bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa
- Điều 50. Thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 51. Hình thức, thời gian, địa điểm làm thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 52. Hồ sơ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
- Điều 53. Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
- Điều 54. Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa
- Điều 55. Thủ tục vào, rời cảng thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia
- Điều 56. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia nhập cảnh vào cảng thủy nội địa Việt Nam
- Điều 57. Thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia xuất cảnh rời cảng thủy nội địa Việt Nam
- Điều 58. Thủ tục đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa
- Điều 59. Phương tiện, thủy phi cơ, tàu biển vào, rời khu neo đậu
- Điều 60. Miễn, giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 61. Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Điều 62. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 63. Trách nhiệm trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa của các bộ liên quan
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 65. Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 66. Trách nhiệm của chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- Điều 67. Trách nhiệm của thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu