Điều 22 Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức trực tiếp nhập khẩu hàng hóa đó.
9. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý chứa chấp, cất giấu hàng hóa nhập lậu;
c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
10. Trường hợp hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thì xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hoá phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 11 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 9 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa nhập lậu có giá trị từ trên 70.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
- Điều 8. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
- Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
- Điều 12. Xử phạt các vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, về trụ sở và biển hiệu của thương nhân
- Điều 13. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện)
- Điều 14. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động thương mại của Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh)
- Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam
- Điều 16. Vi phạm quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
- Điều 17. Vi phạm quy định về dịch vụ cấm kinh doanh
- Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
- Điều 19. Vi phạm quy định về hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 20. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
- Điều 21. Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
- Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
- Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
- Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
- Điều 25. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
- Điều 26. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng
- Điều 27. Vi phạm quy định về giao dịch với khách hàng, người tiêu dùng
- Điều 28. Xử phạt đối với các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại
- Điều 29. Vi phạm quy định về khuyến mại
- Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 31. Vi phạm quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 32. Xử phạt các vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại
- Điều 33. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 34. Vi phạm quy định về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Điều 35. Vi phạm quy định về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 36. Vi phạm quy định về tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa
- Điều 37. Vi phạm quy định về chuyển khẩu hàng hóa
- Điều 38. Vi phạm quy định về quá cảnh hàng hóa
- Điều 39. Vi phạm quy định về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế
- Điều 40. Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính khác về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 42. Vi phạm quy định về đại diện cho thương nhân
- Điều 43. Vi phạm quy định về môi giới thương mại
- Điều 44. Vi phạm quy định về uỷ thác mua bán hàng hóa
- Điều 45. Vi phạm quy định về đại lý mua, bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 46. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu giá hàng hóa
- Điều 47. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh cho thuê hàng hóa
- Điều 49. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- Điều 50. Vi phạm quy định về kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Điều 51. Vi phạm quy định về gia công trong thương mại
- Điều 52. Vi phạm quy định về thương mại điện tử
- Điều 53. Vi phạm quy định về hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 54. Vi phạm quy định về quản lý kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
- Điều 55. Vi phạm quy định về Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 56. Xử phạt đối với hành vi hoạt động thương mại trái phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài)
- Điều 57. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động công vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân
- Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
- Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra Nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
- Điều 63. Định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính