Điều 20 Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Điều 20. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
b) Tự viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đảm bảo một trong các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh không đảm bảo các điều kiện lưu thông theo quy định;
b) Cơ sở kinh doanh không đảm bảo một trong các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;
c) Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp;
d) Không thực hiện đúng các quy định khác có liên quan khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê hoặc mượn Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh;
b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy phép kinh doanh đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa không bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ, vệ sinh, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh đến một năm đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
- Điều 8. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
- Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
- Điều 12. Xử phạt các vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, về trụ sở và biển hiệu của thương nhân
- Điều 13. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện)
- Điều 14. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động thương mại của Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh)
- Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam
- Điều 16. Vi phạm quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
- Điều 17. Vi phạm quy định về dịch vụ cấm kinh doanh
- Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
- Điều 19. Vi phạm quy định về hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 20. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
- Điều 21. Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
- Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
- Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
- Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
- Điều 25. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
- Điều 26. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng
- Điều 27. Vi phạm quy định về giao dịch với khách hàng, người tiêu dùng
- Điều 28. Xử phạt đối với các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại
- Điều 29. Vi phạm quy định về khuyến mại
- Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 31. Vi phạm quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 32. Xử phạt các vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại
- Điều 33. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 34. Vi phạm quy định về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Điều 35. Vi phạm quy định về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 36. Vi phạm quy định về tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa
- Điều 37. Vi phạm quy định về chuyển khẩu hàng hóa
- Điều 38. Vi phạm quy định về quá cảnh hàng hóa
- Điều 39. Vi phạm quy định về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế
- Điều 40. Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính khác về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 42. Vi phạm quy định về đại diện cho thương nhân
- Điều 43. Vi phạm quy định về môi giới thương mại
- Điều 44. Vi phạm quy định về uỷ thác mua bán hàng hóa
- Điều 45. Vi phạm quy định về đại lý mua, bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 46. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu giá hàng hóa
- Điều 47. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh cho thuê hàng hóa
- Điều 49. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- Điều 50. Vi phạm quy định về kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Điều 51. Vi phạm quy định về gia công trong thương mại
- Điều 52. Vi phạm quy định về thương mại điện tử
- Điều 53. Vi phạm quy định về hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 54. Vi phạm quy định về quản lý kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
- Điều 55. Vi phạm quy định về Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 56. Xử phạt đối với hành vi hoạt động thương mại trái phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài)
- Điều 57. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động công vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân
- Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
- Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra Nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
- Điều 63. Định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính