Chương 1 Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân;
b) Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;
c) Vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
d) Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến thương mại;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Vi phạm quy định về hoạt động trung gian thương mại;
g) Vi phạm quy định về hoạt động thương mại khác.
4. Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
2. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
3. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tại địa điểm khác.
4. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các Tổ chức tín dụng; tổ chức bảo hiểm được thành lập theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
5. Hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
6. Dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm: uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được quy định tại Luật Thương mại và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.
7. Hàng hóa nhập lậu bao gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định;
b) Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép mà không có giấy tờ hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp kèm theo hàng hóa;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo theo quy định hoặc có nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp như hoá đơn giả, hoá đơn lập khống, hoá đơn mua bán bất hợp pháp, hoá đơn đã qua sử dụng;
đ) Hàng hóa nhập khẩu quy định phải dán tem hàng nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa;
b) Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
d) Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
đ) Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng áp dụng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi buôn lậu, buôn bán hoặc vận chuyển hàng nhập lậu; hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
3. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính. Thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới được quy định tại Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cách tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại
Điều 8. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính phải căn cứ vào các chế tài đã được Nghị định này quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
a) Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Phạt tiền được áp dụng khi không có các tình tiết quy định tại điểm a khoản này và theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra hoặc các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
5. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập hoặc kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 và khoản 6 Điều này.
Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản theo đúng quy định và kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt.
3. Nghiêm cấm hành vi bao che, cản trở việc xử phạt; nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính hoặc chia tách vụ việc vi phạm để giữ lại xử phạt cho phù hợp với thẩm quyền của cấp mình.
4. Các trường hợp đã ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm; áp dụng không đúng hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; xử phạt không đúng thời hiệu, thời hạn xử phạt thì tuỳ theo trường hợp cụ thể phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định không đúng pháp luật.
5. Việc xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại theo quy định tại
Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
- Điều 8. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
- Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
- Điều 12. Xử phạt các vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, về trụ sở và biển hiệu của thương nhân
- Điều 13. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện)
- Điều 14. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động thương mại của Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh)
- Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài tại Việt Nam
- Điều 16. Vi phạm quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
- Điều 17. Vi phạm quy định về dịch vụ cấm kinh doanh
- Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
- Điều 19. Vi phạm quy định về hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 20. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
- Điều 21. Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
- Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
- Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
- Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
- Điều 25. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
- Điều 26. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng
- Điều 27. Vi phạm quy định về giao dịch với khách hàng, người tiêu dùng
- Điều 28. Xử phạt đối với các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại
- Điều 29. Vi phạm quy định về khuyến mại
- Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 31. Vi phạm quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 32. Xử phạt các vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại
- Điều 33. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 34. Vi phạm quy định về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Điều 35. Vi phạm quy định về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 36. Vi phạm quy định về tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa
- Điều 37. Vi phạm quy định về chuyển khẩu hàng hóa
- Điều 38. Vi phạm quy định về quá cảnh hàng hóa
- Điều 39. Vi phạm quy định về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế
- Điều 40. Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính khác về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 42. Vi phạm quy định về đại diện cho thương nhân
- Điều 43. Vi phạm quy định về môi giới thương mại
- Điều 44. Vi phạm quy định về uỷ thác mua bán hàng hóa
- Điều 45. Vi phạm quy định về đại lý mua, bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 46. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu giá hàng hóa
- Điều 47. Vi phạm quy định về kinh doanh đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh cho thuê hàng hóa
- Điều 49. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- Điều 50. Vi phạm quy định về kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Điều 51. Vi phạm quy định về gia công trong thương mại
- Điều 52. Vi phạm quy định về thương mại điện tử
- Điều 53. Vi phạm quy định về hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 54. Vi phạm quy định về quản lý kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
- Điều 55. Vi phạm quy định về Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 56. Xử phạt đối với hành vi hoạt động thương mại trái phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài)
- Điều 57. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động công vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân
- Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
- Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra Nhà nước chuyên ngành
- Điều 61. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
- Điều 63. Định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính