Điều 17 Luật trưng cầu ý dân 2015
Điều 17. Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân
1. Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân; trường hợp đại biểu Quốc hội đề nghị trưng cầu ý dân thì đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về đề nghị trưng cầu ý dân. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đề nghị trưng cầu ý dân được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân có thể giải trình về những vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Sau khi đề nghị trưng cầu ý dân được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về trưng cầu ý dân.
2. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
3. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân được công bố theo quy định của pháp luật.
Luật trưng cầu ý dân 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trưng cầu ý dân
- Điều 5. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 6. Các vấn đề trưng cầu ý dân
- Điều 7. Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân
- Điều 8. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 9. Các trường hợp không tổ chức trưng cầu ý dân
- Điều 10. Giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân
- Điều 11. Hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân
- Điều 12. Kinh phí tổ chức trưng cầu ý dân
- Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Đề nghị trưng cầu ý dân
- Điều 15. Thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân
- Điều 16. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân
- Điều 17. Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 21. Thành lập Tổ trưng cầu ý dân và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân
- Điều 22. Cơ quan giúp việc và việc trưng tập cán bộ, công chức, viên chức trong trưng cầu ý dân
- Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc tổ chức trưng cầu ý dân
- Điều 24. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
- Điều 25. Các trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri
- Điều 26. Thẩm quyền lập danh sách cử tri
- Điều 27. Niêm yết danh sách cử tri
- Điều 28. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri
- Điều 29. Bỏ phiếu ở nơi khác
- Điều 30. Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 31. Mục đích, nguyên tắc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Điều 32. Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Điều 33. Hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Điều 35. Phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 36. Thông báo về thời gian và địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 37. Thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 38. Bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu
- Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Điều 40. Kiểm phiếu
- Điều 41. Phiếu trưng cầu ý dân không hợp lệ
- Điều 42. Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu
- Điều 43. Biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân
- Điều 44. Kết quả trưng cầu ý dân
- Điều 45. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 46. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 47. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân lại
- Điều 48. Xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân
- Điều 49. Báo cáo Quốc hội về kết quả trưng cầu ý dân