Chương 6 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
QUAN HỆ PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
1. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, giữa Cơ quan Điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra là quan hệ phân công và phối hợp.
2. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Điều tra.
3. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.
4. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền Điều tra thì Cơ quan Điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các hoạt động Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; khi đã xác định được thẩm quyền Điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
5. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết.
6. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra trong hoạt động Điều tra.
Khi cần thiết, Cơ quan Điều tra có thể uỷ thác cho Cơ quan Điều tra khác tiến hành một số hoạt động Điều tra. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan Điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan Điều tra uỷ thác yêu cầu.
Trong trường hợp Cơ quan Điều tra được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan Điều tra đã uỷ thác biết.
Điều 42. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
1. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát là quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.
2. Trong quan hệ với đơn vị Điều tra, đơn vị trinh sát có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin cho đơn vị Điều tra để Điều tra, xử lý;
b) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ đơn vị Điều tra tiến hành hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, ngăn chặn tội phạm và truy bắt người phạm tội;
c) Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
đ) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật.
3. Trong quan hệ với đơn vị trinh sát, đơn vị điều tra có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp thông tin về tội phạm và người phạm tội cho đơn vị trinh sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Phối hợp với đơn vị trinh sát đánh giá, xác định những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế để kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp khắc phục;
c) Đánh giá nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, phương thức, thủ đoạn phạm tội trong các vụ án hình sự để trao đổi, phối hợp với đơn vị trinh sát thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm.
4. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra quyết định việc áp dụng các biện pháp cần thiết trong phối hợp hoạt động giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát trong Điều tra vụ án hình sự. Các biện pháp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp có liên quan đến tổ chức, hoạt động Điều tra hình sự có trách nhiệm sau đây:
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên và các chức danh khác trong hoạt động Điều tra hình sự;
2. Bảo đảm các Điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, kinh phí và Điều kiện cần thiết khác cho hoạt động Điều tra hình sự;
3. Chỉ đạo, tổ chức các lực lượng phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
4. Tiến hành các hoạt động, biện pháp theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
5. Tổ chức lực lượng hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ và bảo vệ các hoạt động tố tụng hình sự;
6. Tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa các hành vi cản trở, làm sai lệch kết quả Điều tra, xử lý vụ án hình sự.
1. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.
2. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật, có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Số hiệu: 99/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1263 đến số 1264
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
- Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra
- Điều 5. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân
- Điều 6. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân
- Điều 7. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra
- Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 13. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 18. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện
- Điều 22. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương
- Điều 25. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực
- Điều 29. Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Bộ đội biên phòng
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Hải quan
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của lực lượng Cảnh sát biển
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm ngư
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 40. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 41. Uỷ thác Điều tra
- Điều 42. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
- Điều 43. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 44. Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
- Điều 45. Điều tra viên
- Điều 46. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
- Điều 47. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
- Điều 48. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
- Điều 49. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
- Điều 50. Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt
- Điều 51. Nhiệm kỳ của Điều tra viên
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
- Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
- Điều 54. Những việc Điều tra viên không được làm
- Điều 55. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp
- Điều 56. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
- Điều 57. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
- Điều 58. Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên
- Điều 59. Cán bộ điều tra
- Điều 60. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác Điều tra hình sự
- Điều 61. Bảo đảm biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác Điều tra hình sự
- Điều 62. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 63. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý về công tác Điều tra hình sự
- Điều 65. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an
- Điều 66. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Điều 67. Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 70. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh