Chương 1 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong Điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động Điều tra hình sự; bảo đảm Điều kiện cho hoạt động Điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và cán bộ Điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra
1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 5. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).
Điều 6. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Điều 7. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra
1. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao.
3. Tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
4. Tìm ra nguyên nhân, Điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.
2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.
5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng.
6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.
7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.
Điều 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động Điều tra.
2. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động Điều tra hình sự
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm, vụ việc phạm tội, kiến nghị khởi tố; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan Điều tra mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan Điều tra để xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; thực hiện yêu cầu và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ Điều tra.
3. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Điều 13. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động Điều tra hình sự
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
2. Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
4. Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
5. Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Số hiệu: 99/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1263 đến số 1264
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
- Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra
- Điều 5. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân
- Điều 6. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân
- Điều 7. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra
- Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 13. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 18. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện
- Điều 22. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương
- Điều 25. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực
- Điều 29. Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Bộ đội biên phòng
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Hải quan
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của lực lượng Cảnh sát biển
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm ngư
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 40. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
- Điều 41. Uỷ thác Điều tra
- Điều 42. Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát
- Điều 43. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 44. Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
- Điều 45. Điều tra viên
- Điều 46. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
- Điều 47. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
- Điều 48. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
- Điều 49. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
- Điều 50. Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt
- Điều 51. Nhiệm kỳ của Điều tra viên
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
- Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
- Điều 54. Những việc Điều tra viên không được làm
- Điều 55. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp
- Điều 56. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
- Điều 57. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
- Điều 58. Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên
- Điều 59. Cán bộ điều tra
- Điều 60. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác Điều tra hình sự
- Điều 61. Bảo đảm biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác Điều tra hình sự
- Điều 62. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 63. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động Điều tra hình sự
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý về công tác Điều tra hình sự
- Điều 65. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an
- Điều 66. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Điều 67. Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 70. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh