Điều 33 Luật Thủ đô 2024
Điều 33. Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố được áp dụng các quy định sau đây:
a) Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố;
b) Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.
2. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây:
a) Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
d) Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;
đ) Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke) không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;
g) Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước.
4. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Luật Thủ đô 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật Thủ đô
- Điều 5. Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô
- Điều 6. Biểu tượng của Thủ đô
- Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
- Điều 8. Tổ chức chính quyền đô thị
- Điều 9. Hội đồng nhân dân Thành phố
- Điều 10. Ủy ban nhân dân Thành phố
- Điều 11. Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 12. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 13. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- Điều 14. Phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân
- Điều 15. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 16. Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Điều 17. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô
- Điều 18. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch
- Điều 19. Quản lý, sử dụng không gian ngầm
- Điều 20. Cải tạo, chỉnh trang đô thị
- Điều 21. Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch
- Điều 22. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Điều 24. Phát triển các khu công nghệ cao
- Điều 25. Thử nghiệm có kiểm soát
- Điều 26. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Điều 27. Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
- Điều 28. Bảo vệ môi trường
- Điều 29. Phát triển nhà ở
- Điều 30. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông
- Điều 31. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
- Điều 32. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Điều 34. Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 35. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 36. Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 37. Thẩm quyền về đầu tư
- Điều 38. Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập
- Điều 39. Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 40. Thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 41. Quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng
- Điều 42. Thu hút nhà đầu tư chiến lược
- Điều 43. Ưu đãi đầu tư
- Điều 44. Mục tiêu, nguyên tắc liên kết, phát triển vùng
- Điều 45. Chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 46. Nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ, ngành và các địa phương tham gia vào chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 48. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
- Điều 49. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 50. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 51. Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô
- Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô