Điều 32 Luật Thủ đô 2024
Điều 32. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
1. Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững; chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong nông nghiệp, nông thôn; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được sử dụng đất kết hợp đa mục đích, được bố trí đất nông nghiệp sử dụng vào việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giáo dục trải nghiệm, du lịch sinh thái.
2. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực sau đây:
a) Giống, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống;
b) Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
c) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;
d) Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, nông nghiệp kết hợp với các hoạt động thương mại, dịch vụ;
đ) Hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản;
e) Phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thị trường tiêu thụ sản phẩm;
g) Phát triển kinh tế tập thể, làng nghề, làng có nghề;
h) Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định các nội dung sau đây:
a) Hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm bảo đảm nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan;
b) Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng, loại công trình và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình trên đất nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cảnh quan du lịch, giáo dục trải nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
4. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cho phép sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê, cấp phép xây dựng công trình tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Luật Thủ đô 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật Thủ đô
- Điều 5. Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô
- Điều 6. Biểu tượng của Thủ đô
- Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
- Điều 8. Tổ chức chính quyền đô thị
- Điều 9. Hội đồng nhân dân Thành phố
- Điều 10. Ủy ban nhân dân Thành phố
- Điều 11. Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 12. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 13. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- Điều 14. Phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân
- Điều 15. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 16. Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Điều 17. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô
- Điều 18. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch
- Điều 19. Quản lý, sử dụng không gian ngầm
- Điều 20. Cải tạo, chỉnh trang đô thị
- Điều 21. Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch
- Điều 22. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Điều 24. Phát triển các khu công nghệ cao
- Điều 25. Thử nghiệm có kiểm soát
- Điều 26. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Điều 27. Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
- Điều 28. Bảo vệ môi trường
- Điều 29. Phát triển nhà ở
- Điều 30. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông
- Điều 31. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
- Điều 32. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Điều 34. Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 35. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 36. Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 37. Thẩm quyền về đầu tư
- Điều 38. Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập
- Điều 39. Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 40. Thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 41. Quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng
- Điều 42. Thu hút nhà đầu tư chiến lược
- Điều 43. Ưu đãi đầu tư
- Điều 44. Mục tiêu, nguyên tắc liên kết, phát triển vùng
- Điều 45. Chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 46. Nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ, ngành và các địa phương tham gia vào chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 48. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
- Điều 49. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 50. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 51. Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô
- Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô