Chương 5 Luật Thanh niên 2020
TRÁCH NHIỆM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC KINH TẾ, CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH
Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy lực lượng thanh niên.
2. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên.
3. Vận động thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức xã hội
1. Vận động thành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
3. Phối hợp với tổ chức thanh niên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
4. Hỗ trợ các nguồn lực theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội nhằm phát triển thanh niên.
Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức kinh tế
1. Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.
2. Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
3. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập và hoạt động.
4. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.
2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho thanh niên.
3. Phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
4. Tư vấn tâm lý về các vấn đề xã hội, tâm lý học đường; giáo dục kỹ năng sống, kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, kỹ năng phòng, chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên.
5. Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa khác.
6. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam thành lập và hoạt động.
Điều 35. Trách nhiệm của gia đình
1. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
2. Tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình.
3. Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lành mạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
4. Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáo dục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
5. Định hướng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường không gian mạng.
Luật Thanh niên 2020
- Số hiệu: 57/2020/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 709 đến số 710
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Thanh niên
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
- Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên
- Điều 6. Nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên
- Điều 7. Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về thanh niên
- Điều 9. Tháng Thanh niên
- Điều 10. Đối thoại với thanh niên
- Điều 11. Áp dụng điều ước quốc tế về quyền trẻ em đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Điều 12. Trách nhiệm đối với Tổ quốc
- Điều 13. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
- Điều 14. Trách nhiệm đối với gia đình
- Điều 15. Trách nhiệm đối với bản thân
- Điều 16. Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học
- Điều 17. Chính sách về lao động, việc làm
- Điều 18. Chính sách về khởi nghiệp
- Điều 19. Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
- Điều 20. Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao
- Điều 21. Chính sách về bảo vệ Tổ quốc
- Điều 22. Chính sách đối với thanh niên xung phong
- Điều 23. Chính sách đối với thanh niên tình nguyện
- Điều 24. Chính sách đối với thanh niên có tài năng
- Điều 25. Chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số
- Điều 26. Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Điều 27. Tổ chức thanh niên
- Điều 28. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Điều 29. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam
- Điều 30. Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên
- Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức kinh tế
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
- Điều 35. Trách nhiệm của gia đình