Chương 4 Luật Quản lý thuế 2019
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
4. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:
a) Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
b) Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
c) Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
6. Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định như sau:
a) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;
b) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;
c) Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Điều 43. Hồ sơ khai thuế
1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.
2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.
3. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
4. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
6. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai quyết toán thuế;
b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
c) Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
7. Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.
8. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này; quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; khai các khoản phải nộp về phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; kê khai, cung cấp, trao đổi, sử dụng thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý.
Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại
3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại
b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.
4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
a) Tờ khai bổ sung;
b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
1. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau đây:
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế; trường hợp hồ sơ không hợp pháp, không đầy đủ, không đúng mẫu quy định thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Luật Quản lý thuế 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý thuế
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
- Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
- Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
- Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 10. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
- Điều 11. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- Điều 12. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
- Điều 13. Kế toán, thống kê về thuế
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 16. Quyền của người nộp thuế
- Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
- Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
- Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
- Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
- Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
- Điều 34. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Điều 35. Sử dụng mã số thuế
- Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Điều 40. Khôi phục mã số thuế
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
- Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
- Điều 43. Hồ sơ khai thuế
- Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
- Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
- Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
- Điều 54. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
- Điều 55. Thời hạn nộp thuế
- Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
- Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
- Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
- Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
- Điều 62. Gia hạn nộp thuế
- Điều 63. Gia hạn nộp thuế trong trường hợp đặc biệt
- Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 65. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 66. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
- Điều 71. Hồ sơ hoàn thuế
- Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
- Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
- Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
- Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
- Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
- Điều 77. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
- Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế
- Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 82. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm
- Điều 83. Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
- Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
- Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 88. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 89. Hóa đơn điện tử
- Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Điều 94. Chứng từ điện tử
- Điều 95. Hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 97. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
- Điều 98. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
- Điều 99. Bảo mật thông tin người nộp thuế
- Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
- Điều 101. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 102. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 103. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 105. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
- Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
- Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
- Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 114. Quyết định thanh tra thuế
- Điều 115. Thời hạn thanh tra thuế
- Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
- Điều 118. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
- Điều 119. Kết luận thanh tra thuế
- Điều 120. Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
- Điều 121. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 122. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 123. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 128. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 129. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
- Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
- Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
- Điều 136. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 138. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 139. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
- Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
- Điều 143. Hành vi trốn thuế
- Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế