Mục 2 Chương 15 Luật Quản lý thuế 2019
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
1. Hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế;
b) Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này;
d) Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;
đ) Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Không xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
b) Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
1. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bao gồm:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
c) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại
a) Người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;
b) Cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định;
c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
3. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nếu đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế nhưng vẫn phải nộp số tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế đã khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;
b) Người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
Điều 143. Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
1. Ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.
2. Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh.
Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế quy định tại
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế quy định tại
Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế
Việc xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Luật Quản lý thuế 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý thuế
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
- Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
- Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
- Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 10. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
- Điều 11. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- Điều 12. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
- Điều 13. Kế toán, thống kê về thuế
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 16. Quyền của người nộp thuế
- Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
- Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
- Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
- Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
- Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
- Điều 34. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Điều 35. Sử dụng mã số thuế
- Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Điều 40. Khôi phục mã số thuế
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
- Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
- Điều 43. Hồ sơ khai thuế
- Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
- Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
- Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
- Điều 54. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
- Điều 55. Thời hạn nộp thuế
- Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
- Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
- Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
- Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
- Điều 62. Gia hạn nộp thuế
- Điều 63. Gia hạn nộp thuế trong trường hợp đặc biệt
- Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 65. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 66. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
- Điều 71. Hồ sơ hoàn thuế
- Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
- Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
- Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
- Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
- Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
- Điều 77. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
- Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế
- Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 82. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm
- Điều 83. Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
- Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
- Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 88. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 89. Hóa đơn điện tử
- Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Điều 94. Chứng từ điện tử
- Điều 95. Hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 97. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
- Điều 98. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
- Điều 99. Bảo mật thông tin người nộp thuế
- Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
- Điều 101. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 102. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 103. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 105. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
- Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
- Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
- Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 114. Quyết định thanh tra thuế
- Điều 115. Thời hạn thanh tra thuế
- Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
- Điều 118. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
- Điều 119. Kết luận thanh tra thuế
- Điều 120. Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
- Điều 121. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 122. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 123. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 128. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 129. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
- Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
- Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
- Điều 136. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 138. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 139. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
- Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
- Điều 143. Hành vi trốn thuế
- Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế