Chương 2 Luật Quản lý thuế 2019
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý thuế.
2. Gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh trong trường hợp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý thuế theo yêu cầu.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;
b) Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;
e) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;
g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Kết nối, tiếp nhận thông tin với cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tiếp nhận các hồ sơ do cơ quan quản lý thuế phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế chuyển đến, tiến hành điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra vụ án thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thuế biết rõ lý do và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế giải quyết theo thẩm quyền.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan để phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại và các hoạt động liên quan;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế để quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan với cơ quan quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật này;
b) Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử;
c) Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy chứng nhận đăng ký khác của người nộp thuế theo cơ chế một cửa liên thông;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá, tránh thuế;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng, giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ được sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về thuế.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất và tài nguyên khoáng sản;
b) Cung cấp thông tin người nộp thuế do cơ quan tài nguyên, môi trường quản lý có liên quan đến công tác quản lý thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách;
b) Kết nối, cung cấp thông tin về tiêu chí kỹ thuật liên quan đến quản lý thu đối với tài sản là phương tiện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến việc cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
10. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc kết nối, cung cấp thông tin của các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Điều 16. Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
12. Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
13. Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
4. Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
8. Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
10. Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
6. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
10. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thuế và cơ quan khác có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Thực hiện kiểm toán hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp Kiểm toán nhà nước trực tiếp kiểm toán người nộp thuế theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước có nội dung kiến nghị về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Kiểm toán nhà nước phải gửi biên bản hoặc báo cáo kiểm toán cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kiến nghị theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
b) Trường hợp Kiểm toán nhà nước không trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế mà thực hiện kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Kiểm toán nhà nước gửi bản trích sao có kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Kiểm toán nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
1. Thực hiện thanh tra hoạt động của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với kết luận của Thanh tra nhà nước liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp Thanh tra nhà nước trực tiếp thanh tra người nộp thuế theo quy định của Luật Thanh tra có nội dung kết luận về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Thanh tra nhà nước phải gửi biên bản hoặc kết luận cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thanh tra. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kết luận của Thanh tra nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kết luận của Thanh tra nhà nước;
b) Trường hợp Thanh tra nhà nước không trực tiếp thanh tra đối với người nộp thuế mà thực hiện thanh tra tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong kết luận thanh tra liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Thanh tra nhà nước gửi bản trích sao có kết luận liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận của Thanh tra nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Thanh tra nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Thanh tra nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan quản lý thuế.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội về thuế; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết các vấn đề về thuế theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
1. Cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế, phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Cơ quan thông tin, báo chí phối hợp với các cơ quan quản lý thuế trong việc đăng tải, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản.
3. Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.
4. Trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời hạn thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn và phối hợp với cơ quan thuế đôn đốc các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do cơ quan thuế chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho ngành thuế.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
1. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
3. Tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Luật Quản lý thuế 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý thuế
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
- Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
- Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
- Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 10. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
- Điều 11. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- Điều 12. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
- Điều 13. Kế toán, thống kê về thuế
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 16. Quyền của người nộp thuế
- Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
- Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
- Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
- Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
- Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
- Điều 34. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Điều 35. Sử dụng mã số thuế
- Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Điều 40. Khôi phục mã số thuế
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
- Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
- Điều 43. Hồ sơ khai thuế
- Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
- Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
- Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
- Điều 54. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
- Điều 55. Thời hạn nộp thuế
- Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
- Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
- Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
- Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
- Điều 62. Gia hạn nộp thuế
- Điều 63. Gia hạn nộp thuế trong trường hợp đặc biệt
- Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 65. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 66. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
- Điều 71. Hồ sơ hoàn thuế
- Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
- Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
- Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
- Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
- Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
- Điều 77. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
- Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế
- Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 82. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm
- Điều 83. Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
- Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
- Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 88. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 89. Hóa đơn điện tử
- Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Điều 94. Chứng từ điện tử
- Điều 95. Hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 97. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
- Điều 98. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
- Điều 99. Bảo mật thông tin người nộp thuế
- Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
- Điều 101. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 102. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 103. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 105. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
- Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
- Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
- Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 114. Quyết định thanh tra thuế
- Điều 115. Thời hạn thanh tra thuế
- Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
- Điều 118. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
- Điều 119. Kết luận thanh tra thuế
- Điều 120. Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
- Điều 121. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 122. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 123. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 128. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 129. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
- Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
- Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
- Điều 136. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 138. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 139. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
- Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
- Điều 143. Hành vi trốn thuế
- Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế