Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Các hành vi tham nhũng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
- Điều 7. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc công khai, minh bạch
- Điều 10. Nội dung công khai, minh bạch
- Điều 11. Hình thức công khai
- Điều 12. Trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch
- Điều 13. Họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
- Điều 14. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 15. Trách nhiệm giải trình
- Điều 16. Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 17. Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 18. Xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 19. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
- Điều 21. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 22. Tặng quà và nhận quà tặng
- Điều 23. Kiểm soát xung đột lợi ích
- Điều 24. Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 25. Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi
- Điều 26. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 27. Cải cách hành chính
- Điều 28. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Điều 29. Thanh toán không dùng tiền mặt
- THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 30. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập
- KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 33. Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai
- Điều 36. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 37. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 38. Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 39. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 40. Theo dõi biến động tài sản, thu nhập
- XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 41. Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 42. Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 43. Nội dung xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 44. Trình tự xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 45. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 46. Tổ xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 48. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 49. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 50. Công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 51. Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
- CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 52. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 53. Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 54. Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 55. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 56. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 57. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 58. Hình thức kiểm tra
- Điều 59. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử
- Điều 60. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 61. Thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Điều 62. Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 63. Công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Điều 64. Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 65. Phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 66. Báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 67. Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 68. Khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 69. Trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 70. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 71. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 73. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 74. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo
- Điều 76. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
- Điều 77. Trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 78. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh
- Điều 79. Xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Điều 80. Áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 81. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 82. Phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 83. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
- Điều 84. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 86. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 87. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 88. Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
- Điều 89. Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế
- Điều 90. Trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế
- Điều 91. Hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng