Chương 1 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
3. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
6. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
8. Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
9. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
10. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.
2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Các hành vi tham nhũng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
- Điều 7. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc công khai, minh bạch
- Điều 10. Nội dung công khai, minh bạch
- Điều 11. Hình thức công khai
- Điều 12. Trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch
- Điều 13. Họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
- Điều 14. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 15. Trách nhiệm giải trình
- Điều 16. Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 17. Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 18. Xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 19. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
- Điều 21. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 22. Tặng quà và nhận quà tặng
- Điều 23. Kiểm soát xung đột lợi ích
- Điều 24. Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 25. Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi
- Điều 26. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 27. Cải cách hành chính
- Điều 28. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Điều 29. Thanh toán không dùng tiền mặt
- THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 30. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập
- KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 33. Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai
- Điều 36. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 37. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 38. Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 39. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
- Điều 40. Theo dõi biến động tài sản, thu nhập
- XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 41. Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 42. Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 43. Nội dung xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 44. Trình tự xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 45. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 46. Tổ xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 48. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 49. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 50. Công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập
- Điều 51. Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
- CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP
- Điều 52. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 53. Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 54. Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
- Điều 55. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 56. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 57. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 58. Hình thức kiểm tra
- Điều 59. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử
- Điều 60. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 61. Thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Điều 62. Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 63. Công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Điều 64. Xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
- Điều 65. Phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 66. Báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 67. Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 68. Khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 69. Trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 70. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 71. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 73. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 74. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo
- Điều 76. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
- Điều 77. Trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 78. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh
- Điều 79. Xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Điều 80. Áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 81. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 82. Phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 83. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
- Điều 84. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 86. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 87. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 88. Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
- Điều 89. Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế
- Điều 90. Trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế
- Điều 91. Hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng