Mục 1 Chương 3 Luật Nhà ở 2014
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
Điều 13. Chính sách phát triển nhà ở
1. Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thông qua phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn.
2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới để đầu tư cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán theo cơ chế thị trường.
3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
4. Nhà nước có chính sách cho việc nghiên cứu và ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Điều 14. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở
1. Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ.
2. Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng và có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.
4. Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, bảo đảm việc phân bố dân cư, chỉnh trang đô thị. Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xây dựng nhà ở để cho thuê.
5. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.
1. Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn của địa phương đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình phát triển nhà ở của địa phương bao gồm cả tại đô thị và nông thôn cho từng giai đoạn 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại
2. Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm và 05 năm trên địa bàn bao gồm kế hoạch phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân, trong đó phải xác định rõ kế hoạch phát triển nhà ở xã hội để cho thuê.
Điều 16. Xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở
1. Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp); quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề, trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổ thông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn (sau đây gọi chung là khu nghiên cứu đào tạo), cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất xây dựng nhà ở trong quy hoạch.
2. Tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3 thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ. Đối với các loại đô thị còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để yêu cầu chủ đầu tư phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
Điều 17. Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở
1. Hình thức phát triển nhà ở bao gồm:
a) Phát triển nhà ở theo dự án;
b) Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
a) Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;
b) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;
c) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Điều 18. Các trường hợp phát triển nhà ở và trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án
1. Các trường hợp phát triển nhà ở bao gồm:
a) Phát triển nhà ở thương mại;
b) Phát triển nhà ở xã hội;
đ) Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
2. Các trường hợp phát triển nhà ở theo dự án bao gồm:
a) Phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
b) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu nhà ở cũ;
d) Phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Điều 19. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu quy định tại
3. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau. Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định, được sử dụng trong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.
4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư có đề nghị điều chỉnh các nội dung bao gồm tên dự án, tiến độ thực hiện, loại nhà ở phải xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, tổng số lượng nhà ở, tỷ lệ các loại nhà ở, tổng mức đầu tư nếu là dự án được đầu tư bằng vốn nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm dự án xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định sau đây:
a) Số lượng dự án; tổng số lượng nhà ở và tổng diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng hàng năm trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn;
b) Các nội dung cơ bản của từng dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm tên dự án, địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô dự án, quy hoạch chi tiết của dự án, tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, hình thức kinh doanh nhà ở và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
c) Việc công khai các thông tin về dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Điều 20. Nguyên tắc kiến trúc nhà ở
1. Kiến trúc nhà ở phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, phòng chống thiên tai, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống lịch sử, văn hóa và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tại khu vực đô thị, kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phải gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị, phải tuân thủ thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.
3. Tại khu vực nông thôn, kiến trúc nhà ở phải hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân và của các dân tộc tại từng vùng, miền.
Luật Nhà ở 2014
- Số hiệu: 65/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1169 đến số 1170
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 5. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 12. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Chính sách phát triển nhà ở
- Điều 14. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở
- Điều 15. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
- Điều 16. Xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở
- Điều 17. Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 18. Các trường hợp phát triển nhà ở và trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án
- Điều 19. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 20. Nguyên tắc kiến trúc nhà ở
- Điều 21. Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 22. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 23. Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 24. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại
- Điều 25. Quyền của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 27. Nhà ở công vụ và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
- Điều 28. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 29. Đất để xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 30. Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 31. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 32. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 33. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ
- Điều 35. Nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 36. Các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 37. Đất xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 38. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án
- Điều 39. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 40. Quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 41. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư
- Điều 42. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn
- Điều 43. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị
- Điều 44. Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 45. Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 46. Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 47. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở
- Điều 48. Hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị
- Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 50. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 52. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 53. Các hình thức phát triển nhà ở xã hội
- Điều 54. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 55. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội
- Điều 56. Đất để xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 57. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 58. Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 59. Ưu đãi đối với tổ chức tự lo chỗ ở cho người lao động
- Điều 60. Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư
- Điều 61. Xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng
- Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội
- Điều 63. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 64. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
- Điều 65. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở
- Điều 66. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở
- Điều 67. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
- Điều 68. Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở
- Điều 69. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại
- Điều 70. Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
- Điều 71. Vốn cho phát triển nhà ở công vụ
- Điều 72. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 73. Vốn cho phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 74. Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 75. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 76. Lập hồ sơ về nhà ở
- Điều 77. Lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 78. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 79. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
- Điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 81. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 82. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 83. Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 84. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 85. Bảo hành nhà ở
- Điều 86. Bảo trì nhà ở
- Điều 87. Cải tạo nhà ở
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 89. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 90. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 91. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 92. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 93. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 94. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 95. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 96. Chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 97. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 98. Phân hạng nhà chung cư
- Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư
- Điều 100. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư
- Điều 101. Chỗ để xe và việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư
- Điều 102. Hội nghị nhà chung cư
- Điều 103. Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 104. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 105. Quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 106. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 107. Bảo trì nhà chung cư
- Điều 108. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 109. Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 110. Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 111. Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 112. Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 113. Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 114. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 115. Phương án bố trí tái định cư khi phá dỡ nhà chung cư
- Điều 116. Bố trí nhà ở tái định cư
- Điều 117. Các hình thức giao dịch về nhà ở
- Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở
- Điều 121. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
- Điều 123. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
- Điều 124. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
- Điều 125. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 126. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 127. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 128. Mua trước nhà ở
- Điều 129. Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở
- Điều 130. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 133. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 134. Thủ tục thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 135. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 136. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua
- Điều 139. Đổi nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 140. Đổi nhà ở đang cho thuê
- Điều 141. Thanh toán giá trị chênh lệch
- Điều 142. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất
- Điều 143. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần
- Điều 144. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở
- Điều 145. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 146. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 147. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 148. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 149. Xử lý tài sản nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp
- Điều 150. Điều kiện, thủ tục góp vốn bằng nhà ở
- Điều 151. Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 152. Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê
- Điều 153. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 155. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở
- Điều 156. Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 157. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
- Điều 158. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
- Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 162. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 163. Hệ thống thông tin về nhà ở
- Điều 164. Cơ sở dữ liệu về nhà ở
- Điều 165. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở
- Điều 166. Quản lý, khai thác thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở
- Điều 167. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
- Điều 168. Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 169. Thông qua, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở
- Điều 170. Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
- Điều 171. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
- Điều 172. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở
- Điều 173. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở
- Điều 174. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở
- Điều 175. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 176. Thanh tra nhà ở
- Điều 177. Giải quyết tranh chấp về nhà ở
- Điều 178. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về nhà ở