Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.
7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.
8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.
10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước
- Điều 9. Cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Điều 11. Tái cấp vốn
- Điều 12. Lãi suất
- Điều 13. Tỷ giá hối đoái
- Điều 14. Dự trữ bắt buộc
- Điều 15. Nghiệp vụ thị trường mở
- Điều 16. Đơn vị tiền
- Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
- Điều 18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền
- Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
- Điều 20. Thu hồi, thay thế tiền
- Điều 21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
- Điều 22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
- Điều 23. Các hành vi bị cấm
- Điều 27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản
- Điều 28. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia
- Điều 29. Dịch vụ ngân quỹ
- Điều 30. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
- Điều 32. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 34. Mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước
- Điều 35. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước
- Điều 36. Nguyên tắc cung cấp thông tin
- Điều 37. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thông tin
- Điều 38. Bảo vệ bí mật thông tin
- Điều 39. Thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ
- Điều 40. Hoạt động báo cáo
- Điều 41. Hoạt động xuất bản
- Điều 42. Vốn pháp định
- Điều 43. Thu, chi tài chính
- Điều 44. Kết quả tài chính
- Điều 45. Các quỹ
- Điều 46. Hạch toán kế toán
- Điều 47. Kiểm toán
- Điều 48. Năm tài chính
- Điều 49. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 50. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 51. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 52. Đối tượng thanh tra ngân hàng
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng
- Điều 54. Căn cứ ra quyết định thanh tra
- Điều 55. Nội dung thanh tra ngân hàng
- Điều 56. Đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 58. Nội dung giám sát ngân hàng
- Điều 59. Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 60. Phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với bộ, cơ quan ngang bộ trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 61. Phối hợp thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài