Điều 17 Luật Kiến trúc 2019
1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:
a) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;
b) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
7. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Kiến trúc 2019
- Số hiệu: 40/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 13/06/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 559 đến số 560
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kiến trúc
- Điều 5. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc
- Điều 7. Ngày Kiến trúc Việt Nam
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc
- Điều 10. Yêu cầu về quản lý kiến trúc
- Điều 11. Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn
- Điều 12. Thiết kế kiến trúc
- Điều 13. Quản lý công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 14. Quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 15. Điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Hội đồng tư vấn về kiến trúc
- Điều 17. Thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 18. Quản lý lưu trữ tài liệu
- Điều 19. Dịch vụ kiến trúc
- Điều 20. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc
- Điều 21. Điều kiện hành nghề kiến trúc
- Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 23. Phát triển nghề nghiệp liên tục
- Điều 24. Quản lý thông tin hành nghề kiến trúc
- Điều 25. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; thời hạn của chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 29. Cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 30. Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 31. Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 33. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 35. Giám sát tác giả